Các nghiên cứu về kỹ thuật TIPS tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan bằng phương pháp tạo Shunt cửa - chủ trong gan (Trang 54 - 55)

- Nghiên cứu về điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa có khá nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các phương pháp như các thuốc điều trị nội khoa, các phương pháp điều trị nội soi,…

- Nghiên cứu phẫu thuật tạo shunt cửa – chủ được tiến hành tại nước ta từ rất lâu. Tác giả Đỗ Kim Sơn đã có nhiều công trình nghiên cứu về tăng áp lực tĩnh mạch cửa từ những năm 1960 [15], [16]. Nghiên cứu của tác giả Kim Văn Vụ (2007) cho thấy kết quả phẫu thuật có tác dụng dự phòng CMTH tái phát ở 87,7% số bệnh nhân với tỉ lệ hội chứng não gan rất thấp, 9,1% ở nhóm phẫu thuật bắc cầu cửa – chủ và 3% ở nhóm cắt lách và nối tĩnh mạch lách thận. Tuy nhiên, đây là các phẫu thuật lớn, tỉ lệ tử vong sau mổ trong nghiên cứu là 4,5% [23]. Các phẫu thuật này chủ yếu được chỉ định trên các bệnh nhân Child – Pugh A và B và hiện nay ít được thực hiện.

- Kỹ thuật TIPS được triển khai lần đầu tiên năm 2009 tại Bệnh viện TƯQĐ 108, sau đó một số bệnh viện lớn tại nước ta cũng đã thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu lớn nào về kỹ thuật TIPS tại Việt Nam. Cho đến nay, chỉ có một số bài báo với các ca lâm sàng như tác giả Nguyễn Quang Nghĩa và CS (2010) đã thông báo kết quả bước đầu của 5 trường hợp được điều trị bằng kỹ thuật TIPS tại bệnh viện Việt Đức [12]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu đưa ra các kết quả nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả cũng như tính an toàn của kỹ thuật TIPS tại Việt Nam.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan bằng phương pháp tạo Shunt cửa - chủ trong gan (Trang 54 - 55)