1.3.3.1. Trong quá tình kỹ thuật
Các nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ tử vong liên quan đến kỹ thuật chiếm khoảng 1,2% [174].Các biến chứng nặng nhất và trực tiếp nhất gây tử vong là thủng túi mật và chảy máu trong ổ bụng. Ngoài ra còn có thể gặp các biến chứng khác nhẹ hơn như thông tĩnh mạch cửa – đường mật, di chuyển stent, tràn khí màng phổi, máu tụ vùng cổ, các biến chứng nhiễm trùng, huyết tán (13% số bệnh nhân) và các biến chứng do vô cảm, dị ứng thuốc cản quang.
1.3.3.2. Sau TIPS
- Nhiễm trùng: Tỉ lệ gặp nhiễm khuẩn gram + khoảng 10%, tương tự như các kỹ thuật can thiệp khác.
- Hội chứng não gan (HE – Hepatic encephalopathy) là một biến chứng thường gặp nhất sau TIPS. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ HE sau TIPS khoảng 34% trong khi tỉ lệ HE gặp sau điều trị nội soi khoảng 19% [35].Điều này rõ ràng TIPS có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Phần lớn các bệnh nhân mắc hội chứng não gan có thể điều trị được bằng các biện pháp nội khoa, 5% số bệnh nhân mắc hội chứng não gan cần phải được làm hẹp hoặc làm tắc shunt [174].
- Hẹp, tắc shunt là một hạn chế đáng kể của TIPS. Khi đường kính shunt bị hẹp > 50% thì được coi là hẹp có ý nghĩa [91]. Nguyên nhân của hẹp, tắc shunt theo các nghiên cứu thì chủ yếu do sự phát triển của các tế bào nội mạc gây ra hẹp shunt ở đầu TM gan.
Siêu âm Doppler là một phương pháp có giá trị trong theo dõi biến chứng hẹp, tắc shunt sau TIPS. Mặc dù, giá trị của siêu âm Doppler không cao như chụp DSA nhưng là một phương pháp không xâm lấn, dễ thực hiện nên được rất nhiều tác giả lựa chọn để theo dõi tình trạng shunt sau TIPS [55]. Các biện pháp thường được sử dụng để điều trị hẹp, tắc shunt là nong bóng
tạo hình shunt, đặt lại stent hoặc làm TIPS tại vị trí mới.
Một số biến chứng khác có thể gặp sau TIPS như suy tim tiến triển, suy gan tiến triển, các biến chứng về nhiễm khuẩn.