Shunt cửa – chủ bán phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan bằng phương pháp tạo Shunt cửa - chủ trong gan (Trang 39 - 40)

TMC < 12 mmHg [153]. Một số nghiên cứu cho thấy rằng kết quả kiểm soát CMTH của shunt cửa – chủ bán phần tốt hơn TIPS (tỉ lệ CMTH tái phát 3% - 8%) và tỉ lệ hội chứng não gan ít hơn so với shunt cửa – chủ toàn bộ (tỉ lệ hội chứng não gan khoảng 20%) [140], [153].

Shunt cửa – chủ chọn lọc: Shunt này tạo sự giải áp

chọn lọc chổ giãn TM dạ dày, thực quản để kiểm soát xuất huyết, duy trì được áp lực TMC. Thường được sử dụng nhất là shunt lách – thận trái. Đây là phẫu thuật giải áp thường được sử dụng nhất đối với trường hợp xuất huyết giãn TMTQ không đáp ứng với điều trị và chức năng gan vẫn còn tốt. Shunt làm giảm

áp vị trí giãn TMTQ dạ dày thông qua tĩnh mạch vị ngắn, tĩnh mạch lách và máu từ tĩnh mạch lách đi vào tĩnh mạch thận trái. Tăng áp lực TMC vẫn còn trong hệ thống mạch máu cửa và mạch máu tạng, vẫn duy trì được dòng máu cửa đến gan. Hiệu quả kiểm soát CMTH của shunt chọn lọc > 90%, tỉ lệ bệnh lý não do gan thấp 10 – 15% so với shunt toàn phần. Phẫu thuật có nhược điểm là chỉ định phẫu thuật trên những bệnh nhân chức năng gan Child-Pugh A và B, không thấy các tác giả chỉ định cho bệnh nhân Child-Pugh C [83], [85], [161].

1.2.4.4.2. Phẫu thuật triệt mạch

Phẫu thuật triệt mạch là sự kết hợp của phẫu thuật cắt lách với triệt mạch toàn bộ bờ cong lớn dạ dày, từ môn vị đến tâm vị, triệt mạch 2/3 trên bờ cong nhỏ dạ dày, triệt mạch 7 – 8 cm đoạn cuối của thực quản và trong một số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan bằng phương pháp tạo Shunt cửa - chủ trong gan (Trang 39 - 40)