* Khái niệm và đặc điểm của quỹ BHYT:
Quỹ BHYT là quỹ tài chính đƣợc hình thành từ nguồn đóng BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác, đƣợc sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT (Quốc hội, 2008; Quốc hội 2014). Quỹ BHYT đƣợc phân bổ và sử dụng nhƣ sau:
- 90% số tiền đóng BHYT dành cho KCB;
- 10% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng.
Từ năm 2016 đến nay, mức chi phí quản lý bảo hiểm y tế bằng 5% dự toán thu tiền đóng BHYT, đƣợc trích từ khoản 10% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ BHYT. Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT đƣợc sử dụng để đầu tƣ theo các hình thức quy định của Luật BHXH (Quốc hội, 2014). Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu tƣ của quỹ BHYT trên cơ sở đề nghị của BHXH Việt Nam.
Trƣờng hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có số thu BHYT dành cho KCB lớn hơn số chi KCB trong năm, sau khi đƣợc BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chƣa sử dụng hết đƣợc phân bổ theo lộ trình nhƣ sau:
- Từ ngày Luật BHYT có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phƣơng để sử dụng theo thứ tự ƣu tiên sau đây: Hỗ trợ quỹ KCB cho ngƣời nghèo; hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tƣợng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phƣơng tiện vận chuyển ngƣời bệnh ở tuyến huyện.
Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán, BHXH Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chƣa sử dụng hết về cho địa phƣơng.
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán, phần kinh phí chƣa sử dụng hết đƣợc chuyển về quỹ dự phòng;
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, phần kinh phí chƣa sử dụng hết đƣợc hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.
- Trƣờng hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có số thu BHYT dành cho KCB nhỏ hơn số chi KCB trong năm, sau khi thẩm định quyết toán, BHXH Việt Nam có trách nhiệm bổ sung toàn bộ phần kinh phí chênh lệch
này từ nguồn quỹ dự phòng.
* Vai trò của quỹ BHYT:
BHYT là chính sách xã hội quan trọng mang tính trụ cột trong hệ thống chính sách ASXH của Nhà nƣớc ta. Góp phần vào ổn định và phát triển kinh tế xã hội cho đất nƣớc.
Với vai trò là chính sách ASXH quan trọng, BHYT đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúp ngƣời nghèo có điều kiện chăm sóc sức khỏe khi họ bị ốm đau, bệnh tật từ đó để vƣơn lên phát triển kinh tế, ổn định thu nhập, nâng cao đời sống của bản thân và gia đình.
BHYT vừa là nhân tố ổn định vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Là nhân tố ổn định, BHYT là sự che chắn, bảo vệ cho các thành viên trong cộng đồng khi họ không may bị ốm đau, bệnh tật, không phân biệt họ là ai, giàu hay nghèo, tôn giáo hay không...Với tƣ cách là nhân tố động lực, BHYT trực tiếp hay gián tiếp góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho xã hội từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
BHYT còn là yếu tố gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội, gắn bó lợi ích giữa nhà nƣớc với nhân dân thông qua việc giải quyết hài hòa giữa đóng góp và thụ hƣởng chính sách BHYT; góp phần tạo lập và nâng cao niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội từ đó góp phần đảm bảo ASXH bền vững.
BHYT góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng cho NSNN.