0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Định hướng phát triển sản phẩm khối khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH (Trang 83 -85 )

Thực tế hiện tại cho thấy doanh thu từ các hoạt động cung cấp tín dụng theo hướng bán buôn tại ABBANK vẫn cao hơn doanh thu các dịch vụ thu phí bán lẻ. Hoạt động cho vay vốn lưu động tuy là nghiệp vụ tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong các sản phẩm doanh nghiệp nhưng do tính chất tín dụng lợi nhuận cao thì rủi ro cũng cao nên đề xuất định hướng sản phẩm doanh nghiệp sẽ như sau:

ABBANK cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm doanh nghiệp theo hướng cân bằng

hơn cho các nghiệp vụ bán lẻ. Với các sản phẩm khách hàng doanh nghiệp trọng

yếu ABBANK đang cung cấp có thu phí như: Tài khoản doanh nghiệp, quản lý tiền tệ, đầu tư tiền gửi, tài trợ vốn lưu động, tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, tài trợ nhập khẩu, bảo lãnh và thanh toán quốc tế. Để thay đổi cơ cấu, ABBANK chỉ cần tăng cường chất lượng và số lượng các dịch vụ bán lẻ có thu phí trong danh mục sản phẩm doanh nghiệp. So sánh nguồn thu lợi nhuận từ các sản phẩm bán lẻ nhằm chọn ra các sản phẩm hiệu quả nhất từ đó tăng cường đầu tư cải tiến tiện ích để các nghiệp vụ này trở thành mũi nhọn cạnh tranh với các ngân hàng khác.

ABBANKcần đầu tư nhân lực và công nghệ cho các dịch vụ phát sinh thu phí

ổn định như: chi trả lương qua tài khoản doanh nghiệp, mở LC, bảo lãnh, chuyển

tiền, tín dụng thư, chiết khấu chứng từ xuất khẩu là các hoạt động bán lẻ có thu phí mang lại lợi nhuận ổn định. Đặc biệt đối với các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, danh mục sản phẩm cung cấp của ABBANK còn tương đối hạn chế. Để cải thiện tình hình hiện nay, ABBANK nên trực tiếp phát triển thêm số lượng đầu dịch vụ như sau:

- Với tín dụng thư: ABBANK nên phát triển thêm dịch vụ lưu trữ thư tín dụng. ABBANK cũng có thể cung cấp miễn phí dịch vụ lưu trữ Tín Dụng Thư tất cả khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thông báo điện tử. Các Tín Dụng Thư gốc được bảo đảm cất giữ an toàn tại bất kỳ chi nhánh nào của ABBANK tùy theo lựa chọn của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và đem đến sự an tâm cho doanh nghiệp. Đây là hình thức mới tương đối hiệu quả mà ít ngân hàng áp dụng.

- Với dịch vụ bảo lãnh và bao thanh toán: ABBANK cần có kế hoạch triển khai thêm hình thức dịch vụ “bảo toàn tín dụng”. Đây là hình thức mới mà các ngân hàng như Hongkong Shanghai Bank áp dụng tương đối hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro cho người mua. Hình thức triển khai này giúp ABBANK thu thêm phí khi bảo hiểm từ 90% đến 100% giá trị hóa đơn bán hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng tới các quốc gia khác nhau.

- Phát triển dịch vụ kiểm tra bộ chứng từ trực tuyến qua internet: Với nhu cầu kiểm tra bộ chứng từ thanh toán thường xuyên của các khách hàng, ABBANK nên có định hướng gia nhập hệ thống các ngân hàng cho phép kiểm tra bộ chứng từ trong hệ thống các ngân hàng thế giới. Việc phát triển dịch vụ này cho phép doanh nghiệp theo dõi các chứng từ được gửi bởi chi nhánh ngân hàng ABBANK trên phạm vi toàn cầu tại các quốc gia đang được áp dụng dịch vụ này.

Để đạt được mục tiêu ngân hàng bán lẻ, ABBAN cần thiết tăng cường các sản phẩm để hướng kinh doanh nhiều hơn vào các sản phẩm của nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ theo đúng định hướng bán lẻ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH (Trang 83 -85 )

×