Trong những năm qua, ABBANK đã bước đầu xây dựng cho mình một danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng cơ bản đáp ứng hầu các nhu cầu về tài chính của khách hàng tại Việt Nam. Cũng giống như các ngân hàng thương mại cạnh tranh khác, ABBANK tập trung phát triển sản phẩm phục vụ nhu cầu của các nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp. Ngoài ra, ABBANK tập trung phát triển các sản phẩm dành riêng cho nhóm khách hàng chiến lược, nhóm khách hàng đầu tư chứng khoán An Bình, nhóm khách hàng Điện lực và các đơn vị thành viên.
Đối với nhóm khách hàng cá nhân: ABBANK phát triển và cung cấp chuỗi
du học) , YOUcar (cho vay mua ô tô).. và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong ngoài nước. Nhằm tăng sự khác biệt và tính hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh, ABBANK thực hiện triển khai tặng kèm các ưu đãi đối với các sản phẩm cá nhân như tặng kèm bảo hiểm nhân thọ cho người vay các sản phẩm chủ đạo, tặng quà, tặng phiếu mua hàng và tặng tiền mặt. Về cơ bản, điểm mạnh của ABBANK là đã xây dựng được danh mục sản phẩm khách hàng cá nhân có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên các phương diện sản phẩm cho vay, sản phẩm huy động và dịch vụ đi kèm. Ngoài ra ABBANK cũng đã phát triển được các sản phẩm mới với các tiện ích đặc thù chỉ có tại ABBANK hướng tới nhóm khách hàng chiến lược. Tuy nhiên, do thời gian gian phát triển đột phá chỉ mới dừng lại trong ba năm nên danh mục sản phẩm còn ít và không đa dạng phong phú như các ngân hàng khác. Bảng 2.2 sau đây thể hiện danh mục sản phẩm cá nhân chủ đạo mà ABBANK đang thực hiện cung cấp kinh doanh.
Bảng 2.2: Danh mục sản phẩm khách hàng cá nhân ABBANK
Sản phẩm cho vay Sản phẩm huy động Dịch vụ
Cho vay tiêu dùng Tiết kiệm thông minh Dịch vụ thu hộ tiền điện Cho vay kinh doanh Tiết kiệm rút gốc linh
hoạt Dịch vụ thu cước Viettel Cho vay mua ô tô Tiết kiệm tích lũy tương
lai Dịch vụ chuyển tiền Cho vay du học Tiết kiệm vàng Dịch vụ SMS banking Cho vay xây sửa nhà Tiết kiệm đúng nghĩa bảo
hiểm trọn đời
Dịch vụ chứng minh tài chính du học Cho vay các sản phẩm
đặc biệt chỉ có tại ABBANK như: Cho vay
tiền mua cổ phần phát hành lần đầu tại EVN, vay
cầm cố cổ phiếu chưa niêm yết và niêm yết…
Các sản phẩm đặc biệt chỉ có tại ABBANK như: Tiết kiệm cho khách hàng từ
50 tuổi, tiết kiệm một ngày…
Dịch vụ chuyển và nhận kiều hối
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: ABBANK triển khai tập trung danh mục sản phẩm cho vay, huy động, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nhóm khách hàng điện lực và các sản phẩm dịch vụ. Với hệ thống mạng lưới đang không ngừng tăng trưởng, ABBANK ngày càng có cơ hội huy động và cho vay đối với các khách hàng còn chưa được phục vụ ở các thành phố tỉnh lẻ. Tuy nhiên, điểm mạnh ABBANK nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác không phải là cho vay và huy động đại trà trên diện rộng mà là việc tập trung vào Điện lực Việt Nam. Lợi thế của ABBANK là am hiểu và thân thiết với khách hàng doanh nghiệp chiến lược là Điện lực EVN và các đơn vị thành viên. Ngoài ra ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu nhưng các hoạt động này còn ít khách hàng và chỉ cung cấp hiệu quả ở các trung tâm kinh tế như Hà Nội và TP HCM. Bàng 2.3 sau đây thể hiện danh mục một số sản phẩm cơ bản mà ABBANK hiện đang triển khai cung cấp.[4]
Bảng 2.3: Danh mục sản phẩm khách hàng doanh nghiệp ABBANK
Cho vay Huy động Bảo lãnh Thanh toán Điện lực Dịch vụ Kích cầu Tiền gửi doanh nghiệp rút vốn linh hoạt Bảo lãnh hợp đồng Dịch vụ thanh toán quốc tế tổng hợp Gói sản phẩm ưu đãi dành cho nhà thầu điện lực Thanh toán tiền điện tự động cho doanh nghiệp Vốn xuân doanh nghiệp Siêu tài khoản thanh toán Bảo lãnh
thanh toán Chuyển tiền
Kết chuyển số dư tập trung Bổ sung vốn kinh doanh Tiền gửi ký quỹ Bảo lãnh dự thầu Mở thư tín dụng không hủy ngang Chi hộ lương, hoa hồng Hỗ trợ lãi suất 4% Bảo hiểm toàn diện Mua bán ngoại tệ giao ngay Giao dịch qua fax Tài trợ doanh nghiệp nhỏ Tiền gửi thanh toán Thu hộ tiền điện qua chuyển khoản
Tuy đã xây dựng được danh mục cung cấp sản phẩm cơ bản nhưng hoạt động phát triển sản phẩm và dịch vụ là hoạt động đang được tăng cường tại ABBANK. Quá trình phát triển sản phẩm mới là sự kết hợp giữa khối khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, thanh toán quốc tế và Marketing. Phát triển sản phẩm tại ABBANK diễn ra trên hai hình thức cơ bản là phát triển sản phẩm mới và tập trung chủ yếu vào các chương trình khuyến mãi định kỳ. Quy trình cơ bản của phát triển sản phẩm mới của ABBANK được tiến hành qua các bước sau:
Thứ nhất, Marketing ABBANK nhận yêu cầu đề xuất công việc từ các Khối
kinh doanh (Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối khách hàng cá nhân, Khối thanh
toán quốc tế, Khối nguồn vốn) về bốn nội dung cơ bản cho sản phẩm, chương trình khuyến mại mới là: Mục tiêu kinh doanh, tên gọi chương trình, doanh số cần đạt dự kiến, ngân sách quà tặng dự kiến cho chương trình sản phẩm mới. Các Khối kinh doanh do yêu cầu thực tiễn thường là đơn vị kinh doanh trực tiếp nên sẽ nhanh chóng nhất nhận ra nhu cầu khách hàng. Đề xuất yêu cầu công việc từ các khối kinh doanh thường là những nội dung cốt lõi chương trình. Trong trường hợp khác, khi các khối kinh doanh không tự đề xuất sản phẩm và chương trình khuyến mại, Khối Marketing sẽ chủ động đề xuất nếu nhận ra sự thay đổi từ thị trường cạnh tranh. Như vậy công tác hình thành ý tưởng sản phẩm chủ yếu tại ABBANK đến từ các Khối kinh doanh.
Thứ hai,Marketing ABBANK sẽ thực hiện nghiên cứu đánh giá nội dung, tính
khả thi và quyết định ngân sách quảng bá dành cho chương trình. Ngay sau khi
nhận yêu cầu công việc từ các khối kinh doanh, trong trường hợp nội dung đề xuất chương trình không được chấp nhận, khối kinh doanh và marketing sẽ họp và cùng bàn luận để đưa ra nội dung phù hợp nhất cho chương trình. Nếu chương trình sản phẩm sau khi họp và bàn luận không đưa ra được sự thống nhất giữa mục tiêu, doanh số, cách thức quảng bá và ngân sách giữa Khối kinh doanh và Marketing thì quyết định cuối cùng thuộc về Marketing. Marketing có thể từ chối không phát triển và quảng bá sản phẩm nếu nội dung, mục tiêu kinh doanh và ngân sách được đánh giá là không khả thi. Trong trường hợp này khối kinh doanh sẽ phải đề xuất lại bốn
nội dung chương trình từ đầu. Như vậy quyền lựa chọn và đánh giá ý tưởng tại ABBANK thuộc về các bộ phận trong khối Marketing.
Thứ ba, khối marketing ABBANK sẽ tiến hành các hoạt động phối hợp các nhóm trong nội khối như bộ phận thiết kế xây dựng hình ảnh và các công cụ hỗ trợ quảng bá, bộ phận thương hiệu đề xuất các phương án, hình thức quảng bá, tài trợ, quảng cáo, kích hoạt phù hợp nhất cho chương trình với ngân sách dự kiến.
Thứ tư, các khối ABBANK tiến hành triển khai chương trình. Marketing sau
khi hoàn thành các thiết kế chương trình sẽ chủ động thực hiện công tác quan hệ công chúng, thông cáo báo chí, quảng cáo báo viết, báo hình và internet. Bộ phận thương hiệu hỗ trợ triển khai các hình thức kích hoạt quảng bá và theo dõi việc thực hiện từ các chi nhánh và sự phối hợp từ các khối khác như: bộ phận hành chính mua và trang bị quà tặng, vận chuyển các thiết kế, tờ rơi, nhu yếu phẩm liên quan tới các chi nhánh ABBANK trên toàn hệ thống. Khối kinh doanh theo dõi và đánh giá kết quả kinh doanh so sánh thực tế và dự kiến.