Tổ chức khối marketing tại ngân hàng An Bình là một bộ phận trực thuộc sự điều hành trực tiếp từ Tổng giám đốc. Đây là một mô hình tổ chức tương đối hiện đại và phân quyền. Giám đốc marketing trực tiếp chịu trách nhiệm và sự chỉ đạo từ Tổng giám đốc và có trách nhiệm phối hợp toàn bộ hoạt động của các phòng ban chức năng của Marketing cùng với các phòng ban khác trong ngân hàng để đạt hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bảng 2.1 sau đây thể hiện sự phân cấp trong mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khối marketing của ABBANK:
Bảng 2.1: Tổ chức hoạt động khối Marketing ABBANK
Nhiệm vụ:
Giám đốc Marketing: Xây dựng mục tiêu hoạt động và quản lý ngân sách.
Bộ phận quan hệ công chúng: Thực hiện các công việc liên quan đến việc cung cấp thông tin báo chí và truyền hình, kiểm soát toàn bộ thông tin của ABBANK trước khi đưa ra công chúng.
Bộ phận thiết kế quảng cáo: Xây dựng và quản lý các thiết kế, tài liệu chuẩn của ngân hàng và hỗ trợ thiết kế các sản phẩm mới. Thực hiện kiểm soát thiết kế nội dung tất các các ấn phẩm ngân hàng.
Tổng Giám Đốc Giám Đốc Marketing Bộ phận thiết kế Bộ phận quan hệ công chúng Bộ phận quản lý và hỗ trợ tiếp thị trực tiếp Bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm
Bộ phận quản lý hỗ trợ các chương trình tiếp thị trực tiếp: quản lý tính thống nhất về hình ảnh của ngân hàng, triển khai hỗ trợ các chương trình tiếp thị trực tiếp sản phẩm, các chương trình dự thưởng của ngân hàng. Kiểm soát các chương trình sự kiện, hình ảnh ngân hàng trên toàn hệ thống.
Bộ phận nghiên cứu, phát triển: thực hiện hỗ trợ các khối kinh doanh trong việc phát triển xây dựng sản phẩm mới, thăm dò thống kê nhu cầu thị trường và đánh giá hiệu quả hoạt động các chương trình của ngân hàng.
Khối marketing thực hiện triển khai, hỗ trợ hoặc kiểm soát các hoạt động marketing hỗn hợp trên toàn ngân hàng dựa trên mục tiêu marketing năm và xây dựng định vị ngân hàng trong dài hạn. Hình thức tổ chức phòng marketing theo kiểu ABBANK có ưu điểm như khuyến khích sự chuyên môn hóa theo chức năng nên có thể nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của từng bộ phận. Tuy nhiên, khi số lượng sản phẩm gia tăng và thị trường hoạt động của ngân hàng được mở rộng thì mô hình này sẽ trở nên kém hiệu quả do tính phối hợp của các ban chức năng trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân rõ ràng là do nhiều chương trình, kế hoạch sẽ trở nên khó thực hiện vì không có người chịu trách nhiệm hoàn toàn về một sản phẩm hay một thị trường khách hàng cụ thể nhất định