Hoạt động phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng An Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại ngân hàng an bình (Trang 59 - 61)

ABBANK sử dụng cả hai hệ thống phân phối ngân hàng hiện đại và ngân

hàng truyền thống. Trong đó thế mạnh hệ thống phân phối của ABBANK là tập

trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông qua hệ thống mạng lưới chi nhánh trải khắp các tình thành Việt Nam. Chi nhánh và phòng giao dịch ABBANK được tổ chức để có thể cung cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ mà Sở giao dịch có thể cung cấp. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, ABBANK đã phát triển được hệ thống phân phối lên tới trên 90 Chi nhánh, phòng giao dịch phủ trên 29 tỉnh thành phố.

Quá trình hỗ trợ phân phối tại ABBANK hiện nay tập trung vào việc tăng cường hệ thống chi nhánh và tăng cường công nghệ nhằm tạo ra các kênh phân phối

mới. Với công tác tăng cường hệ thống chi nhánh, nội dung cơ bản của hoạt động này như sau:

- ABBANK xác định mục tiêu phát triển chi nhánh dựa trên kết quả kinh

doanh. Vào cuối các năm tài chính, ban điều hành ABBANK sẽ đưa ra mức doanh thu, lợi nhuận mục tiêu. Căn cứ vào mức doanh thu, lợi nhuận mục tiêu này, các khối kinh doanh ABBANK đánh giá lại tổng năng lực và khả năng thực hiện của các đơn vị. Trong trường hợp các thị trường và vùng thị trường còn bỏ ngỏ, lực lượng nhân lực còn thiếu, các đơn vị kinh doanh không thể đáp ứng nổi mục tiêu doanh thu nếu không được tăng cường kênh phân phối. Các đơn vị kinh doanh ABBANK sẽ gửi yêu cầu tới bộ phận phát triển mạng lưới ngân hàng đặt yêu cầu mở thêm kênh phân phối chi nhánh, phòng giao dịch, ATM…

- Bộ phận phát triển mạng lưới ABBANK sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá, lựa

chọn và xin cấp phép thành lập các Chi nhánh và phòng giao dịch theo điều kiện

cho phép của ngân hàng nhà nước.

Với kênh phân phối ngân hàng hiện đại như ATM, Thẻ, internet banking,

mobile banking, Trung tâm công nghệ thông tin ABBANK sẽ phải đưa ra lộ trình áp

dụng và triển khai căn cứ theo nhu cầu thực tế của thị trường và ngân sách đầu tư của ABBANK.

Như vậy, chiến lược mở rộng kênh phân phối truyền thống của ABBANK là tăng cường sự hiện diện của trụ sở cùng các cơ sở vật chất ngân hàng thông qua việc xin phép mở thêm các Chi nhánh tại các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam nhằm tăng thị phần và thương hiệu đặt nền móng cho việc tăng doanh thu. Hiện nay, mục tiêu quan trọng trong hoạt động phát triển mạng lưới ABBANK là điều chỉnh lại cơ sở hạ tầng và tăng cường mạng lưới theo định hướng nâng cao năng lực bán lẻ dựa trên sự phục vụ hiệu quả và thân thiện. Bám sát kế hoạch tăng trưởng kinh doanh 2009, ABBANK đã triển khai công tác tăng cường thêm 20 chi nhánh và phòng giao dịch, góp phần đẩy mạnh năng lực cung cấp các giải pháp tài chính kịp thời theo định vị thân thiện. Mục tiêu phát triển mạng lưới toàn hệ thống không chỉ tập trung nâng cao năng lực phục vụ, hình ảnh, thương hiệu ABBANK tại các

thành phố, trung tâm kinh tế lớn của đất nước mà còn đưa các hoạt động tài chính đến với tỉnh thành vùng sâu như Mai Sơn (Sơn La), Pleiku (Gia Lai). Tốc độ tăng trưởng mạng lưới ABBANK 2009 đạt nhanh và cao với mức tăng 29,8% về số lượng so với thời điểm cuối năm ngoái. Với định hướng kế hoạch phát triển mạng lưới tới hết năm 2010, toàn hệ thống ngân hàng ABBANK sẽ có 115 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên địa bàn hơn 30 tỉnh thành phố bao gồm cả các tỉnh thành vùng sâu vùng xa trên toàn quốc.

Bên cạnh đó có thể thấy ABBANK đang triển khai mở rộng ứng dụng công nghệ để tăng cường cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tuy nhiên hiện nay các hình thức này chỉ mới tập trung vào hệ thống thanh toán qua thẻ ATM. Thẻ ATM ABBANK thực hiện dự án triển khai kết nối thành công với đồng thời hai mạng BanknetVN & SmartLink. Thẻ YOUcard của ABBANK được chấp nhận tại hầu hết ATM của các ngân hàng thương mại. Mạng lưới chấp nhận thẻ YOUcard đạt xấp xỉ 7.000 ATM trên toàn Việt Nam. Doanh số phát hành thẻ tính đến 31/12/2009 là 75.000 thẻ và tỷ lệ hoạt động trên tổng số thẻ là 46,45%. Đầu năm 2009, ABBANK cũng phát triển kênh thanh toán thẻ bằng việc cho ra mắt thẻ ghi nợ quốc tế mang thương hiệu VISA – Thẻ chi tiêu không dùng tiền mặt được chấp nhận trên toàn thế giới.

Kênh phân phối gián tiếp dịch vụ ABBANK hiện nay cũng đang phát triển rất mạnh. ABBANK hiện đang triển khai các hoạt động hỗ trợ thu và thanh toán với VNPost, EVN, Vietel, Western Union, Prudential… nhằm thực hiện các dịch vụ thu trả phí hộ cho đối tác. Đây cũng là các kênh dịch vụ gián tiếp đem lại nhiều lợi nhuận mà ABBANK đang hướng tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại ngân hàng an bình (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)