Điều kiện sản xuất 1 Nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

2.1.1.1 Nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu mía là lợi thế cạnh tranh của ngành mía đờng Việt Nam. Cây mía có thể thích hợp với hầu hết các loại đất, lại là cây không đòi hỏi chăm sóc phức tạp và cho chất lợng tốt ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, trồng mía có thể khai thác triệt để đợc các lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn lao động nông nghiệp ở nớc ta.

Lợi thế

Diện tích trồng mía rộng lớn, sản lợng tăng đều và ổn định. Trớc khi triển khai Ch- ơng trình mía đờng, diện tích và sản lợng mía tăng chậm, tốc độ phát triển bình quân 1980-1990 là 1,75%, 1990-1994 là 4,2%. Năm 1994, cả nớc mới chỉ có 150.000 ha mía, sản lợng đạt 7,5 triệu ha. Song từ năm 1995 đến nay, diện tích và sản lợng đã có sự thay đổi lớn.

Biểu đồ 1: Diện tích trồng mía giai đoạn 1994-2003

0 50 100 150 200 250 300 350 400 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 D iệ n tí ch (n gh ìn h a)

Sau 5 năm thực hiện Chơng trình mía đờng, diện tích cả nớc đã đạt 350.000 ha, tăng 134% so với năm 1994. Năng suất bình quân 50,8 tấn/ha. Sản lợng mía cây đạt 17,8 triệu tấn, tăng 183%. Sở dĩ năm 1999 có sự tăng vọt về diện tích là do đất hoang hóa ở vùng sâu, vùng xa đã đợc khai thác đa vào trồng mía, đạt 30.000 ha. Qua những năm đầu mở rộng diện tích ồ ạt, các năm sau đã có sự điều chỉnh, cân đối lại vùng nguyên liệu nhằm khai thác hiệu quả hơn. Vụ sản xuất 2002-2003, diện tích cả nớc đã lên đến 315.000 ha, năng suất bình quân 49,8 tấn/ha và sản l- ợng cây mía đạt 15,7 triệu tấn.

Đáng kể nhất là diện tích vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy đã đợc cải thiện cả về mặt chất và mặt lợng. Niên vụ 1999-2000, kết thúc 5 thực hiện giai đoạn một Chơng trình mía đờng, diện tích vùng nguyên liệu tập trung là 202.000 ha, bằng 81% diện tích cần quy hoạch. Đến nay, diện tích đã lên tới 258.750 ha. Năm 2001 và năm 2003, tuy diện tích vùng quy hoạch có giảm sút về mặt lợng song nó lại thể hiện sự chuyển biến về mặt chất. Hiện nay năng suất mía bình quân của các vùng nguyên liệu tập trung cao hơn mức bình quân chung từ 10-15%, đạt 54-55 tấn/ha, đặc biệt có những nơi năng suất đạt trên 100 tấn/ha.

Biểu đồ 2: Diện tích mía nguyên liệu tập trung

0 50 100 150 200 250 300 350 400 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 D iệ n tí ch (n gh ìn h a)

Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất mía đờng - Bộ NN và PTNT

Quy hoạch một số nhà máy và vùng nguyên liệu thiếu chuẩn xác. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy không chặt chẽ dẫn đến phân tán, tranh chấp, một số nhà máy lại xây dựng quá gần nhau trong cùng một vùng hoặc đầu t công suất quá lớn so với khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Hai ví dụ điển hình của tình trạng này là việc chọn địa bàn xây dựng cho 2 nhà máy Linh Cảm và Thừa Thiên Huế không đúng nên đã phải di chuyển.

Các nhà máy thờng đầu t ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn nên chi phí hoạt động cao. Hầu hết kết cấu hạ tầng vùng mía (đờng giao thông, cầu cống, thuỷ lợi) còn yếu kém, cha đợc đầu t thoả đáng.

Công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng mía cha ngang tầm với yêu cầu đặt ra. Việc phổ biến giống mới và kỹ thuật canh tác tiến bộ cho nông dân còn chậm. Các giống mía rải vụ còn đang trong giai đoạn nghiên cứu thí điểm. Việc bón phân không hợp lý, thờng là quá nhiều so với mức cần thiết đã làm giảm chất lợng mía, đồng thời tiêu tốn nhiều chi phí.

Năng suất, chất lợng mía còn thấp. Năng suất bình quân cả nớc niên vụ 2002-2003 mới đạt 50 tấn/ha, trong khi đó, năng suất tiềm năng có thể đạt trên 70 tấn/ha nếu đợc tới nớc, bón phân hợp lý. Chất lợng mía cũng còn ở dới mức tiềm năng. Mía có chất lợng tốt là mía chứa hàm lợng đờng cao. Song chỉ tiêu chữ lợng đờng trung bình của cả nớc là 9,9 CCS ( 100 tấn mía thu đợc 9,9 tấn đờng) đã không tăng trong 3 năm qua trong khi mức tiềm năng là 11 CCS. Hàm lợng 9,9 CCS cũng thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu trung bình của thế giới: 12-13 CCS.

Thêm vào đó, chi phí sản xuất nông nghiệp của ngành mía đờng khá cao. Với năng suất mía 50 tấn/ha, chi phí trồng mía sẽ vào khoảng 200.000 VND/tấn. Tính thêm cả chi phí vận chuyển trung bình 40.000VND/tấn và trừ đi khoản thu hồi từ bã bùn, bã mía thì giá mua nguyên liệu của các nhà máy đã chiếm 55-60% giá thành. Chi phí nguyên liệu quá lớn khiến giá bán đờng tăng cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành mía đờng Việt Nam.

Nh vậy, đáng lẽ nguồn nguyên liệu phải là một lợi thế của ngành mía đờng, nhng

trọng là Việt Nam cần thực hiện cho đợc công tác cơ giới hóa vùng nguyên liệu, nhanh chóng chuyển đổi từ quảng canh sang thâm canh để giảm thiểu chi phí cho việc trồng mía và tăng năng suất cũng nh hiệu quả của cây mía.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w