Các nhân tố ảnh hởng đến cầu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

3 CP Cố định: Nhân công

2.1.2. Các nhân tố ảnh hởng đến cầu

Độ co dãn của cầu theo thu nhập

Việt Nam là một nớc đang phát triển, bởi vậy, gia tăng thu nhập theo đầu ngời sẽ làm tăng tiêu thụ. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Rabbo Hà Lan, độ co dãn cầu theo thu nhập ở các nớc đang phát triển là 0,4. Con số này cho thấy khi thu

nhập tăng 1% thì nhu cầu tiêu thụ đờng sẽ tăng 0,4%. Cũng theo đó, với mức tăng bình quân GDP nớc ta khoảng 6%/năm, dân số khoảng 1,6%/năm còn thu nhập đầu ngời khoảng 4,3%/năm thì nhu cầu tiêu thụ đờng hàng năm đáng lẽ phải tăng 1,3%. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu này đã tăng ở mức lớn hơn nhiều là 6%. Sở dĩ có mức tăng lớn nh vậy là do xuất phát điểm mức tiêu thụ đờng của Việt Nam rất thấp, đầu thập kỷ 90 mức tiêu thụ bình quân chỉ đạt 6 kg/ngời/năm. Nhờ có chính sách mở cửa kêu gọi đầu t nớc ngoài, mức sống của ngời dân dã đợc cải thiện, tiêu thụ đờng do vậy cũng tăng nhanh. Đại hội Đảng IX đề ra mục tiêu đến năm 2010, GDP bình quân đầu ngời sẽ tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 (tơng đ- ơng với 1.000 USD/ngời). Triển vọng này hứa hẹn mức tiêu thụ đờng sẽ đợc cải thiện tốt hơn so với hiện nay.

Độ co dãn của cầu theo giá

Tác động của giá đờng đến tiêu thụ đợc thể hiện qua độ co dãn của cầu theo giá. Theo dự đoán của Tổ chức đờng thế giới ISO, độ co dãn trung bình theo giá ở các quốc gia đang phát triển bằng 0,1. Điều này có nghĩa là khi giá giảm đi 1% thì l- ợng tiêu thụ đờng sẽ tăng thêm 0,1%. Mà Hiệp hội mía đờng Việt Nam cùng các thành viên đều đã thống nhất: từ niên vụ 2002-2003, ngành mía đờng sẽ thực hiện nhiều giải pháp để từng bớc hạ giá thành đờng sản xuất nhằm chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập AFTA và cạnh tranh cùng các nớc trong khu vực. Định hớng đặt ra là mức giá đờng bán buôn sẽ giảm đợc10% so với các vụ trớc. Nh vậy, lợng đờng tiêu thụ hy vọng sẽ tăng thêm khoảng 1%.

Mức tăng dân số

Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hởng đến sản lợng đờng của các quốc gia đang phát triển. Dân số nớc ta hiện nay vào khoảng 80 triệu ngời. Chơng trình kế hoạch hóa gia đình đã khống chế nhịp độ tăng dân số dới 1,8%. Bản thân lợng dân số Việt Nam hiện nay đã là một thị trờng lớn cho ngành mía đờng khai thác và mở rộng tiềm năng tiêu thụ. Do vậy, dù có sự khống chế ở mức 1,8%/năm thì mức tăng dân số này vẫn sẽ thúc đẩy nhu cầu đờng tăng lên.

Qua phân tích những nhân tố chính ảnh hởng đến nhu cầu tiêu thụ đờng trên đây ta có thể đa ra đợc mức cầu dự báo trong các năm tới. Dự tính trong những năm tới, nhu cầu tiêu thụ đờng hàng năm của Việt Nam sẽ tăng trong khoảng 6-10% và sẽ ổn định ở mức 3-3,5% vào những năm sau năm 2010. Với mức tăng nhu cầu là 6%/năm thì nhu cầu tiêu dùng đờng trong nớc sẽ ở mức 1,2-1,3 triệu tấn vào năm 2005 và khoảng 1,6-1,7 triệu tấn vào năm 2010. Nh vậy riêng thị trờng trong nớc cũng đã là một lợi thế tiềm năng lớn đối với ngành mía đờng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w