Nhóm giải pháp về Nguyên liệu và Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)

3 CP Cố định: Nhân công

3.3.1Nhóm giải pháp về Nguyên liệu và Kỹ thuật canh tác

Nguyên liệu là một trong những vấn đề cõi lõi mà ngành mía đờng cần phải giải quyết để có thể ổn định sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập thành công. Mục tiêu đặt ra là phát triển vùng nguyên liệu mía năng suất cao, chất lợng tốt với mức chi phí thấp và ổn định.

Giải pháp hàng đầu để phát triển vùng nguyên liệu về lâu dài là liên tục cải tiến giống và kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lợng mía

- Tạo ra các giống mới năng suất cao, chống chịu tốt, phù hợp với sinh thái từng vùng. Nâng tỷ lệ diện tích trồng các giống mới lên 70% vào năm 2005 và 90% năm 2008. Muốn vậy cần thành lập các cơ sở nghiên cứu và phát triển giống mía lớn mạnh nh Viện nghiên cứu về mía đờng và 3 Trung tâm giống cho 3

miền Bắc, Trung, Nam. Những mô hình nh vậy đã xuất hiện ở nhiều nớc.

- Nhanh chóng đa những tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác tới ngời nông dân qua hệ thống thông tin hiệu quả, nh các phơng tiện truyền thông, hay mô hình hợp tác hoá nhằm chia sẻ kinh nghiệm.

- Hỗ trợ về Vật t nông nghiệp và bảo vệ thực vật cho ngời trồng mía. Ví dụ nh nhà nớc hỗ trợ 40% kinh phí đối với miền núi và 20% đối với đồng bằng để mua thiết bị khâu làm đất, tới, thu hoạch …

- Thực hiện cơ giới hoá các khâu làm đất, băm lá, rạch hàng và chặt mía để nâng cao năng suất và chất lợng mía. Nâng năng suất mía từ 50 tấn/ha hiện nay lên 70 tấn/ha vào năm 2005.

- Giữ độ ẩm cho đất tốt hơn thông qua các kênh tới tiêu, hệ thống thủy lợi. Những nơi không có điều kiện tới thì cần có biện pháp khắc phục nh ủ ni lông giữ độ ẩm cho đất hay trồng các loại cây lạc, vừng để làm tơi tất, tăng độ che… phủ cho đất.

- Sử dụng hợp lý hơn lợng phân bón để vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao hiệu quả việc bón phân.

Đổi mới công tác quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy,

nâng cao chất lợng cơ sở hạ tầng là những giải pháp quan trọng

- Rà soát lại quỹ đất của từng địa phơng tính toán đảm bảo hài hoà diện tích trồng mía với công suất nhà máy. Vùng nguyên liệu tập trung sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi đợc xây dựng tập trung quanh các nhà máy với bán kính từ 20-30 km. Cắt giảm các vùng nguyên liệu xa nhà máy để đảm bảo hiệu quả lâu dài. - Tuyên truyền, hớng dẫn ngời nông dân có định hớng lâu dài về sản xuất nông

nghiệp, tránh hiện tợng tự do phát triển diện tích mía khi thấy giá cao, gây khủng hoảng thừa mía vào những năm sau.

- Đối với diện tích mía ngoài vùng quy hoạch: vận động, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nông dân chuyển đổi sang các cây trồng khác.

- Đối với diện tích mía ở vùng sâu, vùng xa bà con đã có truyền thống trồng mía thì tăng cờng đầu t kỹ thuật để nâng cao hiệu suất ép, giảm tiêu hao mía của sản xuất thủ công.

- Khuyến khích nông dân kết hợp trồng mía với chăn nuôi và trồng xen kẽ các loại cây khác để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, giúp ngời dân ổn định cuộc sống.

- Xây dựng hệ thống giao thông tốt để giảm tối đa giá thành vận chuyển, đồng thời đảm bảo chất lợng mía sau thu hoạch. Hệ thống thuỷ lợi đợc nâng cấp sẽ tăng diện tích tới lên 20-30% trong những năm tới, nâng cao chất lợng cây mía. Ngoài ngời trồng mía và các nhà máy, vốn đầu t cho cơ sở hạ tầng có thể huy động từ nhiều nguồn khác, bởi đầu t vào cơ sở hạ tầng sẽ không chỉ nâng cao năng suất ngành mía đờng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả địa phơng. - Các chính sách tín dụng và hỗ trợ có đã hiệu quả cần đợc tiếp tục thực hiện

trong một vài năm tới. Cho nông dân vay không cần thế chấp đối với các khoản vay dới 10 triệu và áp dụng mức lãi suất u đãi của ngân hàng ngời nghèo cho các hộ thuộc diện khó khăn. Tiếp tục miễn thuế nông nghiệp đối với các diện tích trồng trên đất nhiễm mặn, nhiễm phèn và có điều kiện tự nhiên khó khăn. Giải pháp cải thiện mối liên kết giữa nhà máy và ngời trồng mía

- Nhà máy phải ký hợp đồng đầu t (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và hợp đồng thu mua theo quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ để ngời nông dân yên tâm sản xuất.

- ổn định giá mua hợp lý và giải quyết các tranh chấp về nguyên liệu.

- Nhà máy thông báo sớm đến ngời nông về mức đầu t, tiêu chuẩn nguyên liệu, giá mua, lịch đốn chặt, phơng án vận tải.

- Củng cố, tăng cờng bộ phận cán bộ nông vụ có năng lực, trách nhiệm, trung thực, đợc nông dân tín nhiệm. Gắn thu nhập cán bộ nông vụ với khối lợng và chất lợng sản phẩm, có cơ chế khoán và thởng phạt theo tấn mía để khuyến

khích họ bám sát địa bàn, tích cực vận động, tổ chức, hớng dẫn ngời nông dân trồng và bán mía cho nhà máy.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)