Đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 73)

3 CP Cố định: Nhân công

3.2.4.2Đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế

Tạo ra môi trờng cạnh tranh và bình đẳng giữa các nhà máy đờng để buộc các nhà máy chủ động tìm tòi và áp dụng các phơng pháp sản xuất hiệu quả nhất. Về lâu dài Nhà nớc cần xoá bỏ dần trợ cấp đối với các nhà máy đờng hoạt động thua lỗ, và hoàn thành việc cổ phần hoá các nhà máy vào năm 2005.

Chính phủ Việt Nam có những u đãi lớn cho các nhà máy đờng thuộc sự quản lý của Nhà nớc thông qua việc xóa nợ và cung cấp những khoản tín dụng nhợng bộ. Chính phủ cũng có khuynh hớng u tiên cho các nhà máy quốc doanh nhỏ so với các nhà máy quốc doanh lớn. Chính những u đãi này đã khiến cho các nhà máy nhỏ vốn hoạt động kém hiệu quả, liên tục lỗ mà vẫn không có động lực tự vơn lên sau nhiều năm, cũng không phải đóng cửa nên gây ra những tổn thất lớn cho ngành và cho nền kinh tế. Trong khi đó, các nhà máy quốc doanh lớn hoạt động có hiệu quả nhng không mở rộng đợc quy mô do sự đầu t lãng phí vào các nhà máy nhỏ và thua lỗ này. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà máy thuộc Nhà nớc nói riêng và giữa các nhà máy đờng trong toàn ngành nói chung, Chính phủ cần có sự đối xử công bằng hơn nữa, dừng các khoản trợ cấp trực tiếp cũng nh gián tiếp đặc biệt cho các nhà máy nhỏ, không có hiệu

quả để tránh đợc gánh nặng bù lỗ và dành những khoản đầu t đó cho những nhà máy thực sự hiệu quả.

Đồng thời, cần đặt trách nhiệm cao hơn nữa đối với những kết quả lỗ và lãi trong kinh doanh của các nhà máy quốc doanh nh trong các doanh nghiệp t nhân hay liên doanh. Các nhà máy quốc doanh cần có sự tách biệt rõ ràng hơn nữa giữa mục tiêu kinh doanh và các mục tiêu chính trị xã hội khác. Mục tiêu quan tâm của các doanh nghiệp t nhân hay liên doanh là lợi nhuận, là tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên đồng vốn đầu t họ bỏ ra. Bởi vậy họ phải tìm mọi cách để nâng cao năng suất, công suất, hạ giá thành xuống tới mức giá cả thế giới. Công tác tổ chức quản lý cũng nh việc sử dụng các nguồn lực đợc họ tính toán ở mức hiệu quả nhất có thể. Trong khi đó, ban quản lý và đội ngũ giám đốc của các nhà máy quốc doanh không phải đối mặt với những áp lực nh vậy về lợi nhuận. Rõ ràng, các nhà máy này cần đợc tái cơ cấu, tổ chức lại để có đợc những động lực kinh doanh giống nh các doanh nghiệp t nhân hay liên doanh. Cổ phần hóa các nhà máy quốc doanh là một trong những phơng thức hữu hiệu để đạt đợc mục tiêu này. Chỉ khi đó ngành mía đờng mới có thể nhanh chóng cải thiện đợc sự trì trệ, kém hiệu quả nh hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 73)