Trình bày bài tiết hormon, biến đổi ở buồng trứng và niêm mạc tử cung trong giai đoạn tăng sinh.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 115 - 117)

cung trong giai đoạn tăng sinh.

CKKN là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng của niêm mạc TC dẫn tới sự chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc TC dưới tác dụng của các hormon tuyến yên và buồng trứng.

Sự biến đổi ở niêm mạc TC hàng tháng trải qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn tăng sinh

- Giai đoạn bài tiết

Kinh nguyệt là kết quả của 2 giai đoạn biến đổi này. Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen)

a.Bài tiết hormon và biến đổi ở buồng trứng

- Cuối chu kỳ trước, do nồng độ 2 hormon buồng trứng là estrogen và progesteron giảm đột ngột tạo cơ chế điều hòa ngược âm tính → tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH dưới sự chỉ huy của GnRH.

- Nồng độ 2 hormon lúc đầu chỉ hơi tăng, sau đó tăng dần đạt tới mức trung bình là 1,45- 2,33 UI/ l (FSH) và 3,94- 7,66 UI/ l (LH) trong đó FSH tăng trước và LH tăng sau đó vài ngày.

- Dưới tác dụng của FSH và LH, đặc biệt là FSH:

 Ở buồng trứng có từ 6- 12 nang noãn nguyên thủy phát triển

 Tác dụng đầu tiên là tăng sinh TB hạt.

 Sau đó tạo ra lớp vỏ của nang noãn gồm 2 lớp:

o Lớp áo trong có những TB biểu mô cấu tạo giống TB hạt có khả năng bài tiết hormon.

o Lớp áo ngoài có nhiều mạch máu.

 Sau vài ngày phát triển, dưới tác dụng của LH các TB lớp áo trong bắt đầu bài tiết dịch nang.

o Thành phần rất quan trọng của dịch nang là estrogen.

o Lượng dịch được bài tiết tăng dần và tạo ra một hốc nằm giữa các TB hạt.

o Đồng thời với sự tăng kích thước của nang, noãn tự nó cũng lớn nhanh từ 3- 4 lần.

o Dịch trong hốc nang tăng dần và đẩy noãn cùng một số TB hạt về một cực của nang để tạo ra gò trứng.

b.Biến đổi ở niêm mạc TC

- Sau hành kinh, niêm mạc TC chỉ còn lại một lớp mỏng của mô đệm và sót lại một số TB biểu mô nằm tại đáy các tuyến.

- Dưới tác dụng của estrogen:

 Niêm mạc TC:

o Các TB biểu mô đệm và TB biểu mô tăng sinh nhanh chóng. Bề mặt của niêm mạc TC được biểu mô hóa hoàn toàn trong vòng từ 4- 7 ngày sau hành kinh.

116 | P a g e

o Niêm mạc dày dần, các tuyến dài, mạch máu phát triển.

o Đến cuối giai đoạn này niêm mạc TC dày khoảng 3- 4mm.

 Các tuyến của CTC bài tiết một lớp dịch nhầy loãng, kéo thành sợi dọc hướng vào TC. Lớp dịch này tạo thành kênh dẫn tinh trùng di chuyển vào CTC.

c. Hiện tượng phóng noãn

- Sau khoảng 7- 8 ngày phát triển, có một nang bắt đầu phát triển nhanh, số nang còn lại thoái triển dần.

- Tại nang phát triển nhanh, kích thước nang tăng lên, lượng estrogen được bài tiết nhiều hơn hẳn các nang khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng cao đã gây ra tác dụng điều hòa ngược dương tính đối với tuyến yên làm tăng bài tiết FSH và LH.

- Dưới tác dụng của FSH và LH, các TB hạt và TB lớp áo trong tăng sinh mạnh đồng thời bài tiết estrogen do vậy càng làm tăng kích thước của nang.

- Ở thời điểm phóng noãn đường kính nang noãn đạt tới 1- 1,5cm với đầy đủ lớp áo trong, áo ngoài, hốc chứa dịch nang, noãn đã trưởng thành → gọi là nang noãn chín. - LH của tuyến yên rất cần cho giai đoạn phát triển tới chín của nang và cho sự phóng

noãn

 Khoảng 2 ngày trước khi phóng noãn, lượng LH được bài tiết từ tuyến yên tăng đột ngột lên 6- 10 lần và đạt tới mức cao nhất vào thời điểm 16 giờ trước khi phóng noãn. Nồng độ FSH cũng tăng khoảng 2- 3 lần. Hai hormon này tác dụng phối hợp làm cho nang noãn căng phồng lên.

 Đồng thời LH kích thích các TB hạt và TB lớp áo trong tăng bài tiết progesteron. Mức bài tiết estrogen bắt đầu giảm trước khi phóng noãn 1 ngày trong khi đó mức bài tiết progesteron lại bắt đầu tăng dần và gây ra hiện tượng phóng noãn.

- Vài giờ trước khi phóng noãn có 2 hiện tượng đồng thời xảy ra dưới tác dụng của progesteron:

 Các TB lớp áo ngoài của nang noãn giải phóng các enzym tiêu pr từ các bọc lysosom → thành nang bị phá hủy trở nên mỏng và yếu hơn.

 Tăng sinh các mạch máu ở thành nang, đồng thời tại đây PG cũng được bài tiết → các mao mạch giãn ra, tăng tính thấm làm cho huyết tương thấm vào trong nang. Cả 2 tác dụng trên làm nang căng phồng trong khi thành nang lại mỏng, yếu → nang sẽ vỡ ra và giải phóng noãn ra khỏi nang noãn.

- Hiện tượng phóng noãn thường xảy ra vào thời điểm 13- 14 ngày trước khi có kinh lần sau. Thông thường mỗi chu kỳ chỉ có 1 nang noãn vỡ và xuất noãn ở cả 2 buồng trứng.

117 | P a g e

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 115 - 117)