Vai trò của các chất giãn mạch, ion, các chất khí trong điều hòa huyết áp.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 42 - 43)

áp.

- HA ĐM được điều hòa bằng 2 cơ chế là cơ chế TK và cơ chế thể dịch.

- Các cơ chế thể dịch điều hòa HA vừa có tác dụng điều hòa tại chỗ, vừa có tác dụng điều hòa chung trên toàn cơ thể, gồm có sự tham gia của:

 Các chất gây co mạch

 Các chất gây giãn mạch

 Các yếu tố khác: ion, các chất khí

a.Các chất gây giãn mạch

- Bradykinin

 Là một peptid có 9 aa, có nhiều trong máu và dịch thể

 Lưu hành trong máu dưới dạng chưa hoạt động, được chuyển thành dạng hoạt động dưới tác dụng của kalilrein trong máu.

 Tác dụng: gây giãn mạch mạnh và làm tăng tính thấm của mao mạch, nên làm HA giảm.

- Histamin

 Là sản phẩm khử carboxyl của histidin, có ở hầu hết các mô trong cơ thể

 Tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm của mao mạch, do đó làm giảm HA. - Prostaglandin

 Là một acid béo có vòng 5 cạnh và 2 mạch nhánh

 Dựa vào sự khác nhau của vòng 5 cạnh mà chia ra nhiều loại PG như A, B, E, F, I.

 Các PG khác nhau có tác dụng khác nhau, một số có tác dụng co mạch, nhưng nhìn chung chúng có tác dụng giãn mạch và làm tăng tính thấm mao mạch, gây giảm HA.

b.Các yếu tố khác

- Nồng độ ion Ca2+ tăng gây co mạch, do Ca2+ kích thích co cơ trơn thành mạch. - Nồng độ ion K+ tăng gây giãn mạch, do K+ ức chế co cơ trơn thành mạch. - Nồng độ ion Mg2+ tăng gây giãn mạch, do Mg2+ ức chế co cơ trơn thành mạch. - Nồng độ khí O2 giảm, CO2 tăng gây giãn mạch.

43 | P a g e

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)