Trình bày cấu tạo trung tâm hô hấp và hoạt động của trung tâm điều chỉnh

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 54 - 55)

 Giải thích hiện tượng thích nghi đó một phần là do thận điều chỉnh lại nồng độ ion

H+ trở về bình thường.

Như vậy tác dụng của tăng nồng độ CO2 được chia thành 2 giai đoạn trong điều hòa hô hấp:

- Giai đoạn cấp tính tác dụng rất mạnh.

- Giai đoạn mạn tính tác dụng yếu sau vài ngày thích nghi.

Trình bày cấu tạo trung tâm hô hấp và hoạt động của trung tâm điều chỉnh chỉnh

aaa. Cấu tạo trung tâm hô hấp

- Hệ TK điều chỉnh mức thông khí phế nang hầu như đúng theo nhu cầu của cơ thể do đó phân áp O2 và CO2 ở máu ĐM rất ít biến đổi, kể cả khi vận cơ mạnh và trong các stress hô hấp.

- Qua nghiên cứu thấy:

 Trung tâm hô hấp nằm ở hành não, nằm trong chất xám phía dưới nhân dây X và phía trong của nhân dây XII.

 Có 2 trung tâm hô hấp nằm ở 2 bên hành não, bình thường chúng có liên hệ ngang với nhau để chỉ huy hô hấp.

 Mỗi trung tâm hô hấp lại gồm 3 phần nhỏ:

o Trung tâm hít vào (nhóm nơron hô hấp lưng) nằm ở phần lưng của hành não,chủ yếu gây hít vào, có vai trò cơ bản nhất điều hòa nhịp hô hấp.

o Trung tâm thở ra (nhóm nơron hô hấp bụng) nằm ở phần bụng bên của hành não, gây hít vào hoặc thở ra tùy nơron.

o Trung tâm điều chỉnh thở nằm ở phần lưng và trên của cầu não, có tác dụng điều chỉnh cả tần số thở lẫn kiểu thở.

Mỗi trung tâm là nơi tập trung của những nơron mà sợi trục đi đến trung tâm vận động của các cơ hô hấp ở sừng trước tủy sống.

 Ngoài ba trung tâm hô hấp đã nêu còn có một vùng nhận cảm hóa học nằm rất gần trung tâm hít vào.

 Trung tâm hô hấp có tính tự động.

bbb. Hoạt động của trung tâm điều chỉnh

- Trung tâm điều chỉnh thở nằm ở nhân parabrachialis tại phần lưng và trên của cầu não, liên tục gửi xung động đến vùng hít vào.

- Xung động từ trung tâm điều chỉnh thở này làm ngừng xung động gây hít vào của nhóm nơron lưng.

55 | P a g e

- Xung động điều chỉnh mà mạnh thì chỉ hít vào ngắn nửa giây đã thở ra ngay, xung động điều chỉnh yếu thì động tác hít vào kéo dài tới 5s hoặc hơn, ngực căng đầy không khí mới chuyển sang thở ra.

- Nếu thời gian hít vào dài thì nhịp thở chậm, nếu xung động điều chỉnh thở mạnh thì thời gian hít vào ngắn, nhịp thở nhanh, tần số cao.

Vai trò của O2 và H+

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)