Trình bày vai trò của hệ giao cảm và phó giao cảm trong điều hòa hoạt động của tim.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 31 - 32)

động của tim.

- Hoạt động của tim luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của cơ thể:

 Khi nghỉ ngơi lưu lượng tim khoảng 4- 5l/ ph

 Lúc vận cơ nặng lưu lượng tim có thể tăng lên từ 4- 6 lần để phù hợp với nhu cầu về oxy của cơ thể tăng lên gấp khoảng 20 lần so với bình thường.

- Tim có sự thích nghi và đáp ứng được với nhu cầu đó là nhờ cơ chế điều hòa cơ bản:

 Tự điều hòa theo cơ chế Frank- Starling

 Điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể dịch

Vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong điều hòa hoạt động của tim

- Hệ thần kinh phó giao cảm

 Trung tâm TK phó giao cảm điều hòa hoạt động của tim nằm ở hành não, đó là nhân dây thần kinh số X.

o Các sợi trước hạch của dây X đi tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim

o Các sợi sau hạch phó giao cảm chi phối hoạt động của nút xoang và nút nhĩ- thất

 Thí nghiệm chứng minh vai trò của dây X đối với hoạt động tim: cắt dây TK X ở đoạn cổ của chó thí nghiệm, dùng dòng điện cảm ứng kích thích liên tục đầu ngoại biên của dây X cho thấy:

o Nếu kích thích với cường độ vừa phải (tới ngưỡng) làm tim đập chậm và yếu, quan sát thấy tim bóp yếu đi và giãn to ra.

o Nếu tăng cường độ kích thích thì tim ngừng đập.

o Nếu cứ tiếp tục kích thích thì tim đập trở lại, đó là hiện tượng thoát ức chế do:

 Bó His phát xung động, vì bó His không chịu sự chi phối của dây X

 Hoặc do khi tim ngừng đập máu về tâm nhĩ nhiều làm cho áp suất máu trong tâm nhĩ tăng lên, kích thích nút xoang phát xung động trở lại.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)