Trình bày nguyên lý sóng điện của điện tâm đồ bình thường ở DII, nêu ý nghĩa.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 28 - 30)

ý nghĩa.

ff.Nguyên tắc ghi điện tim

- Bình thường, màng của sợi cơ tim có hiện tượng phân cực, khi nghỉ bên trong màng tích điện âm so với bên ngoài (-80mV đến -90mV) gọi là điện thế nghỉ.

- Khi hoạt động, ở mỗi sợi cơ tim xuất hiện một điện thế hoạt động. Tổng hợp những điện thế hoạt động của các sợi cơ tim gọi là điện thế hoạt động của tim.

- Cơ thể con người là một môi trường dẫn điện tương đối đồng nhất, nên điện thế hoạt động do tim phát ra có thể truyền đi khắp cơ thể, ra tới da → có thể ghi được điện thế hoạt động của tim bằng cách nối 2 cực của máy ghi điện tim với 2 điểm khác nhau của cơ thể.

- Cách mắc điện cực để ghi điện thế hoạt động của tim gọi là chuyển đạo.

- Đồ thị ghi lại các biến thiên của điện thế hoạt động do tim phát ra trong khi hoạt động gọi là điện tâm đồ (ECG- electrocardiogram).

29 | P a g e

- Vẽ đường ghi các sóng điện tim ở DII

- Chuyển đạo DII

 Chuyển đạo song cực chi (chuyển đạo mẫu), có điện cực thăm dò đặt ở cổ tay P, cổ chân T.

 Chuyển đạo gần song song với trục điện tim nên các sóng có biên độ lớn nhất trong các chuyển đạo ngoại biên.

- Sóng P

 Là điện thế hoạt động của tâm nhĩ (là sóng khử cực của tâm nhĩ)

 Sóng này nhỏ vì cơ tâm nhĩ mỏng

 Sóng P là sóng (+), điện thế từ 0,15- 0,20mV

 Thời gian từ 0,08- 0,10s (có thể gặp từ 0,06- 0,11s) - Phức hợp QRS

 Điện thế hoạt động của tâm thất (là sóng khử cực của tâm thất)

 Q là sóng (-), điện thế bình thường 0,01- 0,03mV

 R là sóng (+), nhanh, điện thế 1- 1,5mV, cao nhất ở chuyển đạo DII, lên nhanh, xuống nhanh.

 S là sóng (-)

 Thời gian của phức hợp QRS là 0,07s (có thể tới 0,10s)

 Khi 2 tâm thất không cùng co thì QRS kéo dài

 Khi rung thất thì mất QRS - Sóng T:

 Sóng tái cực của tâm thất (xuất hiện lúc tâm thất bắt đầu giãn)

 T là sóng (+), điện thế ≥ 1/4R (khoảng 0,30mV)

 Thời gian khoảng 0,2s

 Sóng T không đối xứng, đường lên thoải, đường xuống dốc. - Khoảng PQ:

 Thời gian dẫn truyền điện thế hoạt động (xung động) từ nhĩ xuống thất

 Thời gian khoảng 0,15s, nếu ≥ 0,20s là nghẽn nhĩ- thất - Khoảng QT:

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)