bộ.
Hoạt động của tim gồm nhiều giai đoạn lặp đi lặp lại một cách đều đặn nhịp nhàng, theo một trình tự nhất định, tạo nên chu kỳ hoạt động của tim, hay còn gọi là chu chuyển tim.
Người bình thường có tần số tim là 75 nhịp/ ph thì thời gian của 1 chu kỳ tim là 0,8s, gồm có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn tâm nhĩ thu (0,1s) - Giai đoạn tâm thất thu (0,3s)
- Giai đoạn tâm trương toàn bộ (0,4s)
Giai đoạn tâm trương toàn bộ
- Sau khi tâm thất co, tâm thất bắt đầu giãn ra, đó là giai đoạn tâm trương toàn bộ (trong lúc đó tâm nhĩ vẫn đang giãn).
- Khi cơ tâm thất giãn ra thì áp suất trong tâm thất bắt đầu giảm xuống. Khi áp suất trong tâm thất trở nên thấp hơn trong ĐMC và ĐMP thì van tổ chim đóng lại.
28 | P a g e
- Tâm thất tiếp tục giãn, đó là thời kỳ giãn đẳng tích (thể tích tim không thay đổi, vì ở giai đoạn này van tổ chim đã đóng mà van nhĩ- thất lại chưa mở nên máu không thoát đi đâu được).
- Áp suất trong tâm thất tiếp tục giảm nhanh cho tới khi áp suất trong tâm thất thấp hơn áp suất trong tâm nhĩ thì van nhĩ- thất bắt đầu mở ra, kết thúc thời kỳ giãn đẳng tích, máu được hút từ tâm nhĩ xuống tâm thất theo 2 thì:
Thì đầy thất nhanh: sau khi van nhĩ- thất mở ra, máu được hút xuống tâm thất nhanh.
Thì đầy thất chậm: sau thì đầy thất nhanh, máu xuống tâm thất chậm dần
- Giai đoạn tâm trương toàn bộ kéo dài 0,4s, là thời gian để cho máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Máu xuống tâm thất trong giai đoạn này chiếm khoảng 65% tổng lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất trong 1 chu kỳ tim.
- Khi van nhĩ- thất mở ra thì máu được hút từ tâm nhĩ xuống tâm thất, do đó áp suất trong tâm nhĩ ở giai đoạn này cũng giảm theo áp suất trong tâm thất.
- Kết thúc giai đoạn tâm trương toàn bộ, tâm thất tiếp tục giãn thêm 0,1s nữa trong khi tâm nhĩ bắt đầu co, mở đầu cho chu kỳ tim tiếp theo.