- Giữa các bữa ăn, dạ dày vẫn bài tiết khoảng vài ml dịch vị/ 1 giờ. Đó là dịch vị cơ sở gồm chủ yếu là chất nhầy, một ít pepsinogen và hầu như không có acid.
- Khi ăn, dịch vị được điều hòa theo cơ chế TK và hormon. Hai cơ chế TK và hormon bổ sung cho nhau, điều hòa lẫn nhau để kiểm soát sự bài tiết dịch vị.
64 | P a g e
- Nguồn gốc: do các TB G vùng hang và tá tràng bài tiết dưới tác dụng kích thích của dây X, của sự căng dạ dày và sự có mặt của polypeptid trong dạ dày.
- Sau khi được bài tiết, gastrin sẽ theo máu đến các tuyến sinh acid ở đáy và thân dạ dày. Tác dụng chủ yếu của gastrin:
Kích thích TB viền bài tiết HCl.
Kích thích TB chính bài tiết pepsinogen nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Sự bài tiết pepsinogen chủ yếu chịu tác dụng của Ach.
- Tác dụng của sự thừa acid lên bài tiết dịch vị:
Khi độ acid của dịch vị càng cao (pH< 3) cơ chế gastrin sẽ ngừng hoạt động do 2 nguyên nhân:
o Độ acid quá cao làm giảm hoặc ngừng bài tiết gastrin
o Quá nhiều acid trong dạ dày gây phản xạ TK ức chế để giảm bài tiết dịch vị.
Sự ức chế ngược này đóng vai trò quan trọng trong:
o Bảo vệ dạ dày chống lại độ acid quá cao có thể dẫn tới loét dạ dày
o Duy trì pH tối thuận cho hoạt động của pepsin.
b.Histamin
- Nguồn gốc: do các TB ưa crôm ở phần đáy của tuyến sinh acid bài tiết. Khi có mặt acid trong dạ dày, một lượng nhỏ histamin được bài tiết liên tục trong niêm mạc dạ dày. - Tác dụng:
Histamin gắn với rec H2 trên TB viền và kích thích TB này bài tiết HCl.
Histamin có tác dụng hiệp đồng với gastrin và Ach trên TB viền:
o Khi cả 3 chất có mặt đồng thời, sự có mặt của histamin với số lượng rất nhỏ cũng làm tăng bài tiết HCl của TB viền lên rất nhiều.
o Ức chế tác dụng của histamin bằng thuốc phong tỏa rec H2 của histamin (cimetidine) thì cả gastrin và Ach chỉ gây bài tiết một lượng nhỏ HCl.
c. Một số hormon khác
- Hormon tủy thượng thận adrenalin và noradrenalin làm giảm bài tiết dịch vị.
- Corticoid làm tăng bài tiết HCl và pepsin nhưng làm giảm bài tiết chất nhày. Điều trị corticoid kéo dài có thể gây loét hoặc chảy máu dạ dày.