hòa bài tiết.
llll. Nguồn gốc
Hai hormon tuyến giáp T3 (triiodothyronin) và T4 (tetraiodothyronin) được tổng hợp tại TB của nang giáp.
mmmm. Bản chất hóa học
Là dẫn xuất có iod của tyrosin, được tổng hợp từ 2 tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).
nnnn. Tác dụng lên chuyển hóa TB
- Làm tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô trong cơ thể. Mức chuyển hóa cơ sở có thể tăng 60- 100% trên mức bình thường nếu hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều. - Tăng tốc độ các phản ứng hóa học, tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn để cung cấp năng lượng. - Tăng số lượng và kích thước các ty thể → tăng tổng hợp ATP để cung cấp năng lượng
cho các hoạt động chức năng của cơ thể.
Khi nồng độ hormon giáp quá cao → các ty thể phồng to → tình trạng mất cân xứng giữa quá trình oxy hóa và phosphoryl hóa → một lượng lớn năng lượng sẽ thải ra dưới dạng nhiệt chứ không được tổng hợp dưới dạng ATP.
- Tăng vận chuyển ion qua màng TB:
Hormon tuyến giáp có tác dụng hoạt hóa enzym ATPase của bơm Na+- K+- ATPase → tăng vận chuyển cả ion natri và kali qua màng TB của một số mô.
Quá trình này cần sử dụng năng lượng và tăng sinh nhiệt → đây là một trong những cơ chế làm tăng chuyển hóa cơ sở của hormon giáp.
oooo. Điều hòa bài tiết
- Do nồng độ TSH của tuyến yên: TSH của tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết T3, T4, do vậy:
Nếu TSH tăng thì T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều
Nếu TSH giảm thì T3, T4 sẽ được bài tiết ít.
- Khi bị lạnh hoặc stress nồng độ T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều → kích thích tuyến yên tăng bài tiết TSH → càng làm tăng bài tiết T3, T4 → là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể chống lại lạnh, stress. Kiểu điều hòa này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó lại trở lại kiểu điều hòa ngược âm tính thông thường. Nếu kéo dài tình trạng này → tình trạng bệnh lý.
- Cơ chế tự điều hòa:
Nồng độ iod vô cơ cao trong tuyến giáp sẽ ức chế bài tiết T3, T4.
86 | P a g e