Trình bày các phản xạ điều hòa hoạt động của tim.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 32 - 33)

- Hoạt động của tim luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của cơ thể:

 Khi nghỉ ngơi lưu lượng tim khoảng 4- 5l/ ph

 Lúc vận cơ nặng lưu lượng tim có thể tăng lên từ 4- 6 lần để phù hợp với nhu cầu về oxy của cơ thể tăng lên gấp khoảng 20 lần so với bình thường.

- Tim có sự thích nghi và đáp ứng được với nhu cầu đó là nhờ cơ chế điều hòa cơ bản:

 Tự điều hòa theo cơ chế Frank- Starling

 Điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể dịch

Các phản xạ điều hòa hoạt động tim

33 | P a g e Phản xạ giảm áp: áp suất máu ở quai ĐMC và xoang ĐM cảnh tăng → tác động  Phản xạ giảm áp: áp suất máu ở quai ĐMC và xoang ĐM cảnh tăng → tác động

vào các rec nhận cảm áp suất ở đây → xuất hiện các xung động chạy theo dây TK Hering về hành não → kích thích dây X → tim đập chậm và yếu → HA giảm

 Phản xạ làm tăng nhịp tim: nồng độ O2 trong máu giảm, nồng độ khí CO2 tăng → tác động lên rec nhận cảm hóa học ở thân ĐM cảnh và ĐMC → xuất hiện xung động đi theo dây TK Hering về hành não → ức chế dây X → tim đập nhanh lên.

 Phản xạ tim- tim (phản xạ Bainbridge): máu về tâm nhĩ P nhiều → căng vùng Bainbridge là vùng quanh 2 TMC đổ vào tâm nhĩ P → phát sinh xung động đi theo các sợi cảm giác của dây X về hành não → ức chế dây X → tim đập nhanh, có tác dụng thanh toán tình trạng ứ trệ máu ở tim P. Phản xạ này làm THA.

- Các phản xạ bất thường điều hòa hoạt động tim

 Phản xạ mắt- tim: khi tim đập nhanh (≥ 140 lần/ ph), ép mạnh vào 2 nhãn cầu sẽ kích thích đầu mút dây V, tạo ra xung động theo dây V về hành não, kích thích dây X, làm cho tim đập chậm lại.

 Phản xạ Goltz: bị đấm mạnh vào vùng thượng vị, hoặc co kéo các tạng ở ổ bụng khi phẫu thuật, thì các kích thích cơ học này sẽ kích thích vào đám rối dương, gây ra xung động theo dây tạng đi lên hành não, kích thích dây X, làm cho tim đập chậm hoặc ngừng đập.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)