Các hormon tác dụng lên chuyển hóa lipid.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 95 - 97)

5 hormon: GH, T3, T4, cortisol, insulin, glucagon

ggggg. GH

- Nguồn gốc: hormon phát triển cơ thể do thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết. - Bản chất: phân tử pr chứa 191 aa trong một chuỗi đơn, TLPT 22.005

- Tác dụng lên chuyển hóa lipid: tăng tạo năng lượng từ nguồn lipid

 Tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ dự trữ, do đó làm tăng nồng độ acid béo trong máu.

 Tác dụng huy động lipid của GH là một trong những tác dụng quan trọng nhất nhằm tiết kiệm pr để dùng nó cho sự phát triển cơ thể.

hhhhh. T3, T4

- Nguồn gốc: các hormon tuyến giáp được tổng hợp tại TB của nang giáp.

- Bản chất: là dẫn xuất có iod của tyrosin, được tổng hợp từ 2 tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).

- Tác dụng lên chuyển hóa lipid:

 Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ dự trữ do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong máu.

96 | P a g e Tăng oxy hóa acid béo tự do ở mô.  Tăng oxy hóa acid béo tự do ở mô.

 Giảm lượng cholesterol, phospholipid, triglycerid ở huyết tương → người bị nhược năng tuyến giáp kéo dài có thể có tình trạng xơ vữa ĐM.

Cơ chế làm giảm nồng độ cholesterol của hormon tuyến giáp:

o Tăng tốc độ bài xuất cholesterol qua mật rồi thải ra ngoài theo phân.

o Làm tăng số lượng các rec gắn đặc hiệu với lipopr tỷ trọng thấp trên TB gan → làm tăng quá trình lấy cholesterol ra khỏi máu.

iiiii. Cortisol

- Nguồn gốc: cortisol là hormon của tuyến vỏ thượng thận, được bài tiết từ lớp bó của vỏ thượng thận.

- Bản chất: là hợp chất steroid, có 21C, được tổng hợp từ những mẩu acetat theo con đường cholesterol.

- Tác dụng lên chuyển hóa lipid:

 Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong huyết tương.

 Tăng oxy hóa acid béo tự do ở TB để tạo năng lượng.

 Khi cortisol được bài tiết quá nhiều lại có tác dụng làm tăng lắng đọng mỡ và rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể.

o Mỡ thường ứ đọng ở mặt, vùng ngực, bụng.

o Cơ chế chưa rõ, có lẽ do cortisol một mặt làm tăng sự ngon miệng, mặt khác tăng bài tiết insulin.

jjjjj. Insulin

- Nguồn gốc: do các TB β của tiểu đảo Langerhans của tụy nội tiết bài tiết.

- Bản chất: là một pr nhỏ với TLPT 5.808, được cấu tạo bởi 2 chuỗi aa có nối với nhau bằng những cầu nối disulfua. Khi 2 chuỗi aa này bị tách ra thì hoạt tính sẽ mất. - Tác dụng lên chuyển hóa lipid:

 Tăng tổng hợp acid béo và vận chuyển acid béo đến mô mỡ.

o Dưới tác dụng của insulin lượng glucose được sử dụng nhiều cho mục đích sinh năng lượng nên đã «tiết kiệm» được lipid.

o Dưới tác dụng của insulin, lượng glucose không được sử dụng hết sẽ được tổng hợp thành acid béo ở gan và được vận chuyển đến mô mỡ.

 Tăng tổng hợp triglycerid từ acid béo để tăng dự trữ lipid ở mô mỡ.

kkkkk.Glucagon

- Nguồn gốc: được bài tiết từ TB α của tiểu đảo Langerhans khi nồng độ glucose giảm trong máu.

- Bản chất: là một polypeptid có 29 aa với TLPT là 3.485

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập sinh lý (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)