Sự bài tiết dịch vị đáp ứng với một bữa ăn được chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn đầu
- Giai đoạn dạ dày - Giai đoạn ruột
Ba giai đoạn này gối lên nhau, hòa vào nhau để kích thích bài tiết dịch vị khi thức ăn chưa vào dạ dày, ở trong dạ dày hoặc đã xuống ruột.
a.Giai đoạn đầu
- Diễn ra trước khi thức ăn vào dạ dày.
- Khi ta ngửi, nhìn, nếm, nghĩ đến thức ăn hoặc đang nhai, nuốt thức ăn thì dịch vị đã bài tiết. Ăn càng ngon miệng, cường độ bài tiết dịch vị càng mạnh.
- Bài tiết dịch vị ở giai đoạn này theo cơ chế phản xạ không điều kiện (nhai, nuốt thức ăn) và phản xạ có điều kiện (ngửi, nhìn, nếm, nghĩ đến thức ăn). Cả 2 đều có đường truyền ra là dây X.
- Các trạng thái tâm lý cũng ảnh hưởng rõ rệt đến bài tiết dịch vị:
Giận dữ, hằn học làm tăng bài tiết
Sợ hãi, lo âu làm giảm bài tiết
- Dịch vị giai đoạn đầu chiếm khoảng 20% dịch vị toàn bữa ăn.
61 | P a g e
- Diễn ra khi thức ăn vào dạ dày.
- Khi thức ăn vào dạ dày, được nhào trộn và tiêu hóa trong dạ dày thì các tín hiệu kích thích từ dạ dày sẽ khởi động các phản xạ dây X, phản xạ tại chỗ và các cơ chế giải phóng gastrin, histamin.
- Cả 2 cơ chế thần kinh và hormon phối hợp với nhau làm cho dịch vị được bài tiết liên tục trong suốt thời gian thức ăn lưu giữ ở dạ dày.
- Lượng dịch vị bài tiết trong giai đoạn này chiếm khoảng 70% dịch vị toàn bữa ăn.
c. Giai đoạn ruột
- Diễn ra khi thức ăn xuống ruột non.
- Thức ăn vào ruột non làm căng tá tràng, đồng thời HCl và các sản phẩm tiêu hóa pr trong vị trấp sẽ kích thích niêm mạc tá tràng giải phóng một lượng nhỏ gastrin. - Gastrin theo máu đến kích thích các tuyến sinh acid của dạ dày bài tiết dịch vị. - Dịch vị trong giai đoạn ruột chỉ chiếm khoảng 10% dịch vị toàn bữa ăn.
- Sự ức chế bài tiết dịch vị của ruột:
Trong một số điều kiện, các yếu tố ức chế bài tiết dịch vị của ruột có thể mạnh hơn các yếu tố kích thích.
VD khi vị trấp được đưa xuống tá tràng quá nhiều thì sự căng quá mức của ruột non cùng các thành phần có trong vị trấp sẽ khởi động các phản xạ ruột- dạ dày để ức chế bài tiết dịch vị. Các tín hiệu trên cũng kích thích niêm mạc tá tràng và hỗng tràng bài tiết các hormon cholecystokinin, secretin, GIP có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị, đặc biệt cholecystokinin còn có tác dụng ngăn cản sự thoát vị trấp từ dạ dày xuống tá tràng.