Vấn đề lựa chọn chủ đầu tư của dự án công

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 60 - 62)

PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG: NGHIÊN

3.1.2. Vấn đề lựa chọn chủ đầu tư của dự án công

Dựa vào khung pháp lý về phân cấp đầu tư, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện phân nhóm chủ đầu tư các dự án đầu tư công như sau:

- Nhóm chủ đầu tư chuyên nghiệp là các Ban Quản lý dự án chuyên nghiệp được giao làm chủ đầu tư các dự án công, nhóm này phân cấp theo hai cấp:

+ Cấp quận huyện: có 24 Ban Quản lý dự án của 24 quận huyện quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách quận huyện và ngân sách thành phố cấp đầu tư cho các dự án trên địa bàn quận huyện.

+ Cấp thành phố: gồm có các Ban Quản lý dự án phụ trách các dự án ODA như: Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông Tây, Ban Quản lý Đường sắt đô thị, Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường; các Ban Quản lý dự án theo ngành của các Sở hàng năm được giao làm chủ đầu tư nhiều dự án công như Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...

- Nhóm chủ đầu tư kiêm nhiệm: các đơn vị sự nghiệp công lập như đơn vị thuộc ngành y tế, giáo dục được giao làm chủ đầu tư các dự án do đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hình thành sau đầu tư. Đối với Ban quản lý dự án kiêm nhiệm, trưởng ban thường là Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập (Giám đốc bệnh viện, Hiệu trưởng,…).

Như vậy, giữa chủ đầu tư chuyên nghiệp và chủ đầu tư kiêm nhiệm sẽ có những sự khác biệt trong quản lý thực hiện dự án đầu tư công.

* Đối với nhóm chủ đầu tư chuyên nghiệp:

Bảng 3.1: Phân tích SWOT đối với các chủ đầu tư chuyên nghiệp Điểm mạnh:

 Đội ngũ quản lý có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý dự án.

 Nắm bắt và tiếp cận nhanh đối với các quy định về quản lý đầu tư (vốn rất hay thay đổi).

 Có mối liên hệ tốt hơn đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý đầu tư do thường xuyên tiếp cận liên hệ.

Điểm yếu:

 Không có sự am hiểu chuyên môn sâu đối với các loại tài sản hình thành sau đầu tư so với các chủ đầu tư trực tiếp quản lý.

 Chưa có sự chủ động trong bố trí kinh phí cho dự án – phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch ngân sách hàng năm.

 Kém chủ động hơn trong việc lập kế hoạch bảo trì – bảo dưỡng tài sản.

Cơ hội:

 Được làm việc trong môi trường cạnh tranh sáng tạo phù hợp chuyên môn.

 Được quan tâm đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn. Có ngân sách dành cho đào tạo về quản lý dự án.

Thách thức:

 Chính sách đãi ngộ không cao, không tuyển được người đủ chuẩn.

* Đối với nhóm các Chủ đầu tư kiêm nhiệm:

Bảng 3.2: Phân tích SWOT đối với các chủ đầu tư kiêm nhiệm Điểm mạnh:

 Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với tài sản hình thành sau đầu tư.

 Có am hiểu chuyên sâu về tài sản sau đầu tư nhất là đối với thiết bị.

 Chủ động hơn trong việc lập kế hoạch bảo dưỡng.

Điểm yếu:

 Không có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp am hiểu về quản lý dự án (bộ máy thường là kiêm nhiệm).

 Người đứng đầu không tập trung cho công tác quản lý dự án vì còn phải tập trung cho công tác quản lý chuyên

môn.

Cơ hội:

 Được thành phố và nhà tài trợ quan tâm hơn.

 Bộ máy kiêm nhiệm nên không bận tâm về công việc hiện tại và tương lai.

Thách thức:

 Khó tuyển được người đủ chuẩn theo yêu cầu. Trường hợp tuyển được người đủ chuẩn thì cũng khó bố trí công tác mới khi công trình hoàn thành.

Phân tích trên cho thấy trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư, các chủ đầu tư chuyên nghiệp có nhiều điểm mạnh hơn so với chủ đầu tư kiêm nhiệm. Nhận định này cần phải được kiểm định thêm bằng các nghiên cứu thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)