Nghiên cứu tác động của chậm tiến độ và vượt dự toán đến thời gian hoàn thành và giá trị quyết toán dự án đầu tư công

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 45 - 47)

PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Nghiên cứu tác động của chậm tiến độ và vượt dự toán đến thời gian hoàn thành và giá trị quyết toán dự án đầu tư công

thành và giá trị quyết toán dự án đầu tư công

Theo Elinwa và Joshua (2001), chậm tiến độ được thể hiện qua công thức: TO = AT – ET, trong đó:

 TO: thời gian chậm tiến độ,

 AT: thời gian hoàn thành thực tế của dự án,

 ET: thời gian thực hiện của dự án theo kế hoạch.

Theo Avots (1983), vượt dự toán được thể hiện qua công thức: CO = AC – EC, trong đó:

 CO: chi phí vượt dự toán,

 AC: giá trị quyết toán của dự án,

 EC: giá trị dự toán của dự án.

Để đánh giá tác động của chậm tiến độ và vượt dự toán đến tổng thể thời gian và chi phí của dự án (bao gồm thời gian thực hiện thực tế và chi phí quyết toán thực tế), Usman, Gambo và Ibrahim (2014) đã đề xuất mô hình thực nghiệm sau:

ATt = 1 + 2COt + 3TOt + t (1) ACt = 1 + 2COt + 3TOt + t (2) Tại Việt Nam, Luật Đầu tư công chỉ quy định chung chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công. Thực tế, tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác, có rất nhiều chủ thể được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư công, cụ thể: ngoài Ban quản lý dự án chuyên ngành được giao làm chủ đầu tư (trong nghiên cứu này tạm gọi là chủ đầu tư chuyên nghiệp) thì cơ quan tiếp nhận, quản lý tài sản sau đầu tư cũng được giao làm chủ đầu tư (trong nghiên cứu này tạm gọi là chủ đầu tư kiêm nhiệm).

Chủ đầu tư chuyên nghiệp bao gồm 24 Ban Quản lý dự án chuyên nghiệp cấp quận huyện và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành cấp thành phố như Giao thông, Nông nghiệp… với đội ngũ nhân sự là các kỹ sư, kiến trúc sư chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng thêm về kiến thức quản lý dự án. Trong khi đó, chủ đầu tư kiêm nhiệm là các cơ quan hành chính, sự nghiệp công lập được trực tiếp thụ hưởng tài sản sau khi

đầu tư hoàn thành. Cơ quan hành chính, sự nghiệp công lập sẽ thuê tư vấn điều hành dự án hoặc thành lập Ban Quản lý dự án kiêm nhiệm mà Trưởng Ban thường là Thủ trưởng của cơ quan (Giám đốc bệnh viện, Hiệu trưởng nhà trường…) và đội ngũ nhân sự chỉ gồm nhân viên sẵn có của cơ quan được giao thêm nhiệm vụ quản lý dự án. Việc quy định đối tượng chủ đầu tư như trên có ảnh hưởng nhất định đến tiến độ hoàn thành dự án cũng như giá trị quyết toán dự án hoàn thành.

Với giả thuyết có sự khác nhau về thời gian và chi phí thực hiện dự án giữa nhóm dự án do cấp thành phố quản lý với nhóm dự án do quận huyện quản lý, tác giả đề xuất bổ sung biến DECEN thể hiện cho cấp quản lý dự án (cấp thành phố hoặc sở ngành và cấp quận huyện) ở mô hình sau:

ATt = 1 + 2COt + 3TOt + DECENt + t (3) ACt = 1 + 2COt + 3TOt + DECENt + t (4) DECEN: biến giả nhận giá trị 1 khi cấp quản lý dự án là cấp Quận huyện và 0 nếu cấp quản lý dự án là cấp thành phố.

Tượng tự, để xem xét sự khác nhau (nếu có) của thời gian và chi phí thực hiện giữa các dự án thuộc chủ đầu tư kiêm nhiệm (đại diện là nhóm ngành giáo dục – y tế) và dự án thuộc chủ đầu tư chuyên nghiệp (đại diện là ngành giao thông), tác giả bổ sung biến EDU_HEAL và TRANS thể hiện cho các dự án thuộc nhóm chủ đầu tư chuyên nghiệp hay kiêm nhiệm trong mô hình sau:

ATt = 1 + 2COt + 3TOt + EDU_HEALt + TRANSt + t (5) ACt = 1 + 2COt + 3TOt + EDU_HEALt + TRANSt + t (6) Với các biến được xem xét trong mô hình bao gồm:

EDU_HEAL: biến giả nhận giá trị 1 khi dự án thuộc nhóm chủ đầu tư kiêm nhiệm (đại diện là ngành Y tế - Giáo dục) và 0 nếu dự án không thuộc nhóm này;

TRANS: biến giả nhận giá trị 1 khi dự án thuộc chủ đầu tư chuyên nghiệp (đại diện là dự án ngành Giao thông vận tải) và 0 nếu dự án không thuộc nhóm này.

Các mô hình được thực hiện hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), sau đó sẽ được kiểm tra ước lượng không chệch tuyến tính tốt nhất. Các kiểm định bao gồm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến trong mô hình thông

qua hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) và hiện tượng phương sai thay đổi bằng kiểm định của Breusch – Pagan và của Cameron và Trivedi IM test. Trường hợp mô hình hồi quy bị chệch, nghiên cứu sẽ sử dụng ước lượng bình phương tối thiểu có trọng số (WLS) để khắc phục. Ước lượng WLS tối thiểu hóa RSS có tính trọng số và là một trường hợp đặc biệt của kỹ thuật ước lượng tổng quát GLS. Các ước lượng tính được trong phép toán này về hệ số hồi quy và phương sai của mô hình Yi = 1 + 2Xi + ui được tính toán lại như sau:

với ; Yi là tập biến phụ thuộc và Xi là tập biến độc lập, ui là phần dư của mô hình.

Dữ liệu nghiên cứu

Để nghiên cứu về tác động của chậm tiến độ và vượt dự toán đến dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)