Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc vượt dự toán của dự án

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 127 - 129)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ GÂY CHẬM TIẾN ĐỘ VÀ VƯỢT DỰ TOÁN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠ

4.9.2.3.Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc vượt dự toán của dự án

Tổng mức đầu tư của dự án (bao gồm cả dự phòng phí) cho giai đoạn 2 là 585 tỷ đồng. Thực tế quyết toán khi công trình hoàn thành là 475 tỷ đồng. So với tổng mức đầu tư thì công trình không vượt dự toán. Tuy nhiên, so với hợp đồng đã ký với nhà thầu (391 tỷ đồng) thì công trình này đã vượt dự toán so với thỏa thuận đã ký kết 84 tỷ đồng.

Qua khảo sát cho thấy việc vượt dự toán hoàn toàn bị tác động bởi nhóm yếu tố ngoại vi:

Giá cả nguyên vật liệu tăng ngoài tầm kiểm soát của chủ đầu tư. Dự toán ban đầu duyệt giá vật liệu vào tháng 10/2009. Trước khi tổ chức đấu thầu phải duyệt điều chỉnh tăng theo giá nguyên vật liệu tại tháng 7/2010.

Lạm phát: về mặt chính thức, Chính phủ không công bố lạm phát trong thời điểm thực hiện 2009-2010. Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho người lao động trong tình hình giá cả gia tăng, Chính phủ đã có Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 nâng mức lương tối thiểu của người lao động từ 800.000 đồng lên 980.000 đồng/tháng áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Hệ số chi phí nhân công, chi phí máy xây dựng trong dự toán cũng phải được điều chỉnh tăng tương ứng. Kết quả dự toán của các dự án đầu tư công cũng phải được điều chỉnh. Dự án Cầu Rạch Chiếc cũng điều chỉnh dự toán tăng tương ứng theo từng thời điểm Chính phủ tăng tiền lương tối thiểu.

Tóm lại, dự án Cầu Rạch Chiếc giai đoạn 2 là một minh chứng cụ thể cho kết quả nghiên cứu của tác giả về các yếu tố ảnh hưởng đến vượt dự toán và chậm tiến độ dự án đầu tư công tại Việt Nam.

Tóm tắt Chương 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu định lượng các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam. Kết quả cho thấy các yếu tố có tác động theo thứ tự từ mạnh đến yếu là: Yếu tố năng lực yếu kém trong quản lý dự án của chủ đầu tư; yếu tố năng lực yếu kém trong thực hiện dự án của nhà thầu hoặc tư vấn; yếu tố khó khăn tài chính của các bên; yếu tố ngoại vi. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã thực hiện kiểm định thực tiễn thông qua hai dự án tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến vượt dự toán và chậm tiến độ dự án đầu tư công tại Việt Nam là phù hợp với thực tiễn các dự án đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của Chương 4 và Chương 3 là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp tại Chương 5.

Chương 5

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 127 - 129)