Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 50 - 53)

PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.2.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Tại Việt Nam, trách nhiệm của chủ đầu tư được xác lập ngay khi có văn bản của cấp thẩm quyền cho phép triển khai nghiên cứu lập dự án. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện và xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khi công trình nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư phải tổ chức lựa chọn tư vấn,

Dự án đầ

u tư công

tại

Việt Nam

Nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư Nhóm yếu tố liên quan

đến nhà thầu Nhóm yếu tố liên quan

đến tư vấn Nhóm yếu tố ngoại vi TÌNH TRẠNG VƯỢT DỰ TOÁN CHẬM TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN ĐẦU CÔNG Yếu tố pháp lý thiếu ổn định

nhà thầu theo đúng Luật Đấu thầu và quản lý giám sát việc triển khai của các đơn vị trúng thầu. Năng lực của chủ đầu tư bao gồm kiến thức, sự tự tin và kinh nghiệm với các loại dự án khác nhau gây ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công của các dự án xây dựng khu vực công (Ngacho, 2013). Lý thuyết về quản trị đầu tư đã chỉ ra rằng: dự án đầu tư thành công là một dự án phải đảm bảo được mục tiêu đã đề ra trong khuôn khổ thời gian và giới hạn nhất định của ngân sách. Dự án tuy đạt được mục tiêu ban đầu nhưng chậm tiến độ và vượt dự toán thì không thể xem là dự án thành công. Trách nhiệm này trước hết thuộc về chủ đầu tư, vì vậy năng lực của chủ đầu tư có liên quan trực tiếp đến chậm tiến độ và vượt dự toán.

Giả thuyết H1: Năng lực yếu kém trong quản lý dự án của chủ đầu tư tương quan cùng chiều với tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của đầu tư công.

Năng lực quản lý của chủ đầu tư nói chung được xem xét, đánh giá thông qua thang đo về năng lực quản lý của từng cá nhân/bộ phận quản lý dự án và thang đo quan sát tác nghiệp cụ thể như: xác định thời gian thực hiện hợp đồng, thời gian phê duyệt dự toán hoặc giải quyết phát sinh, cách xác định giá từng gói thầu, việc chủ động về nguồn vốn thanh toán.

Luật Xây dựng năm 2014 của Việt Nam quy định trách nhiệm của nhà thầu thi công là phải thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường. Theo Alzahrani và Emsley (2013), nhà thầu đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên thời gian và chất lượng công trình. Như vậy, nhà thầu có vai trò quyết định trong việc hoàn thành công trình đúng khối lượng, chất lượng và tiến độ trong hợp đồng ký với chủ đầu tư. Việc thi công chậm tiến độ và vượt dự toán có thể xuất phát từ yếu kém của nhà thầu.

Giả thuyết H2: Yếu kém của nhà thầu tương quan cùng chiều với tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của đầu tư công.

Các thang đo về năng lực của nhà thầu bao gồm: năng lực về tài chính, kinh nghiệm thi công, lực lượng công nhân kỹ sư lành nghề, biện pháp tổ chức thi công, việc phối hợp với chủ đầu tư và tư vấn, cách xác định giá dự thầu không phù hợp.

Bên cạnh nhà thầu và chủ đầu tư, tư vấn cũng có vai trò nhất định trong quá trình thực hiện dự án. Vai trò của tư vấn đồng hành với chủ đầu tư trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án. Đối với các chủ đầu tư kiêm nhiệm, trách nhiệm của tư vấn càng lớn do các quyết định về chuyên môn của chủ đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của các đơn vị tư vấn. Nếu bản vẽ thiết kế nhiều sai sót, giải pháp thiết kế không phù hợp thì dù nhà thầu có năng lực đến đâu, việc thi công cũng phải đình trệ chờ điều chỉnh thiết kế và bổ sung kinh phí thực hiện. Do đó, năng lực của tư vấn có tác động đến tiến độ và dự toán công trình. Theo Long và cộng sự (2004); Alwaer và Clements-Croome (2010) các vấn đề như sự phức tạp của các thiết kế có thể ảnh hưởng đến tình trạng hoàn thành của một dự án, trong đó năng lực của tư vấn có vai trò quyết định.

Giả thuyết H3: Yếu kém của đơn vị tư vấn tương quan cùng chiều với tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của đầu tư công.

Thang đo yếu kém của đơn vị tư vấn gồm: kinh nghiệm trong lãnh vực được giao, lực lượng kỹ sư/ kiến trúc sư lành nghề, sai lầm trong thiết kế/khảo sát địa chất, thiếu thông tin phối hợp với nhà thầu và chỉ dẫn cho đơn vị thi công.

Vật liệu, lao động và các thiết bị sử dụng trong xây dựng được cung cấp từ bên ngoài. Do đó, các yếu tố như lạm phát, giá cả vật liệu tăng ngoài tầm kiểm soát hay các điều kiện địa chất, thủy văn không lường trước được đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, gây ra sự gián đoạn của đầu vào (Shen và cộng sự, 2010). Theo Briscoe và Dainty (2005), sự tương tác giữa các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự hoàn thành chung đúng tiến độ của một dự án.

Giả thuyết H4: Tác động ngoại vi tương quan cùng chiều với tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của đầu tư công.

Tác động ngoại vi được xem xét đo lường trong giả thuyết này gồm: lạm phát, giá cả vật liệu tăng ngoài tầm kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu, điều kiện địa chất thủy văn phức tạp không lường trước được.

Ngoài ra, dự án đầu tư công còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố pháp lý khác liên quan như: thủ tục pháp lý của Chính phủ phức tạp, những sai lầm và khác biệt trong

hợp đồng, quy định pháp luật thay đổi… Các dự án trong các điều kiện pháp lý khác nhau có thể sẽ có sự khác biệt do tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Tác động của môi trường pháp lý đôi khi được cho là gián tiếp vì chúng phải kết hợp với một số đặc điểm khác trong môi trường hoạt động của dự án. Như vậy, yếu tố pháp lý thiếu ổn định, phức tạp hoặc hay thay đổi có thể làm trì hoãn thời gian hoàn thành và phát sinh chi phí của dự án công.

Giả thuyết H5: Yếu tố pháp lý thiếu ổn định có tương quan cùng chiều với tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của đầu tư công.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)