Cơ chế, chính sách và phân cấp quản lý dự án đầu tư công tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 59 - 60)

PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG: NGHIÊN

3.1.1. Cơ chế, chính sách và phân cấp quản lý dự án đầu tư công tại Việt Nam

Cơ chế, chính sách và phân cấp quản lý dự án đầu tư công tại Việt Nam khá phức tạp, bao gồm hệ thống các Luật, Nghị định hướng dẫn Luật của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành. Về cơ bản, khung pháp lý về quản lý dự án đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật thuế giá trị gia tăng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan. Luật Đầu tư công quy định về quản lý sử dụng vốn đầu tư công, trong đó xác định quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công. Luật Xây dựng quy định những nội dung liên quan đến quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quản lý hợp đồng và quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu. Luật Đấu thầu quy định về các hình thức đấu thầu, trình tự thủ tục tổ chức đấu thầu các dự án đầu tư công. Luật Thuế giá trị gia tăng xác định nghĩa vụ nộp thuế của các bên có liên quan (Chi tiết theo Phụ lục 2).

Nguyên tắc quản lý đầu tư công đã được quy định rõ tại Điều 12 Luật Đầu tư công, theo đó các dự án đầu tư công, người được giao thực hiện dự án đầu tư công, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và các cơ quan quản lý phải tuân thủ:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành.

- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.

Cũng theo Luật Đầu tư công, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và cung cấp dịch vụ công.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)