Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 47 - 50)

PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là cách tiếp cận trong đó nghiên cứu viên tìm hiểu hành vi, động cơ và ý đồ của đối tượng nghiên cứu (con người) và những lý do điều khiển những hành vi đó. Sự khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu định tính tập trung vào quá trình thay vì kết quả, cái tổng thể thay vì các biến độc lập và tập trung vào ý nghĩa hơn là thống kê hành vi (Saunders và cộng sự, 2009).

Cresswell và Clark (2007) đưa ra năm dạng kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Hai trong năm dạng kết hợp là: (i) Trước khi tiến hành thử nghiệm, nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính (vd, thảo luận tay đôi) để giúp thiết kế thử nghiệm này hoặc để xác định đúng đối tượng tham gia vào thử nghiệm (đối tượng thu thập dữ liệu). (ii) Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính (thảo luận nhóm) với đối tượng phỏng vấn về chủ đề nghiên cứu, phân tích dữ liệu định tính thu được này để thiết kế thang đo cho nghiên cứu định lượng.

Luận án này sử dụng phương pháp định tính vì các nghiên cứu trước đây tại các nước đã đưa ra hơn 100 nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ và vượt toán các dự án đầu tư; không phải nguyên nhân nào được các tác giả chỉ ra cũng phù hợp với bối cảnh và hiện trạng quản lý dự án đầu tư công tại Việt Nam. Có những nguyên nhân hoàn toàn không phù hợp, nếu máy móc áp dụng thì kết quả nghiên cứu sẽ không phản ảnh chính xác thực trạng tại Việt Nam.

Nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng là kỹ thuật phỏng vấn sâu các chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung. Phỏng vấn sâu các chuyên gia tham gia trong quá trình quản lý dự án đầu tư công bao gồm: 02 nhà quản lý dự án cấp Bộ, 01 nhà quản lý doanh nghiệp, 03 công chức đang làm công tác quản lý nhà nước liên quan đến quản lý dự án cấp tỉnh/thành phố. Nếu chia theo khu vực địa lý thì trong 06 người được hỏi ý kiến có 02 người làm việc tại khu vực phía Bắc, 01 người đang công tác tại miền Trung, còn lại 03 người làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung phỏng vấn chuyên gia được tổng hợp, đối chiếu với các nghiên cứu trước đó để xây dựng bảng khảo sát ban đầu (Danh sách chuyên gia theo Phụ lục 3)

Bảng khảo sát trên sẽ được sử dụng trong thảo luận nhóm với các nhóm chuyên viên đang trực tiếp quản lý dự án đầu tư công. Mục đích của thảo luận nhằm:

- Khẳng định lại các tiêu chí đo lường các yếu tố gây ra chậm tiến độ và vượt dự toán. Trên cơ sở đó hiệu chỉnh lại lần nữa các yếu tố gây ra chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công, trong đó xem xét loại bỏ thêm những yếu tố mà theo những người tham gia thảo luận cho rằng không còn phù hợp so với quy định hiện hành hoặc trong tương lai gần sẽ được Nhà nước điều chỉnh. Nhóm thảo luận cũng sẽ xem xét các yếu tố đã bị loại bỏ ở cuộc phỏng vấn ở giai đoạn 1, để khẳng định chắc rằng các yếu tố này không còn phù hợp hoặc phát sinh trong bối cảnh hiện tại Việt Nam.

- Đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu (các câu hỏi), mối liên kết giữa các phát biểu nhằm đảm báo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn.

Kết quả của các cuộc thảo luận này là cơ sở để tác giả hoàn chỉnh bảng khảo sát, phát triển thang đo sử dụng cho giai đoạn sau.

Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng một số yếu tố gây ra sự chậm trễ và vượt dự toán trong các nghiên cứu trước đây đối với các dự án có thể có tác động hoặc không có tác động làm chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công tại Việt Nam. Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra điểm chung cho thấy việc chậm tiến độ và vượt dự toán là rủi ro rất phổ biến của dự án đầu tư, bất kể là dự án ở khu vực công hoặc ở khu vực tư. Tuy nhiên, dự án đầu tư công và dự án tư tại Việt Nam có những khác biệt nhất định. Với những khác biệt của dự án đầu tư công đã nêu tại Mục 1.1.2, để góp phần làm sáng tỏ thêm, cần thiết phải có một nghiên cứu sâu và hoàn chỉnh về các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công. Từ đó có những khuyến nghị về mặt chính sách cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm ngày một nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam.

Trên cơ cở kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước nói trên, sau khi thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư công nhằm xác định sơ bộ các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam, tác giả bước đầu chọn ra 37 yếu tố, phân thành 05 nhóm chính sau:

+ Nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư + Nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu + Nhóm yếu tố liên quan đến tư vấn + Nhóm yếu tố ngoại vi

+ Nhóm yếu tố pháp lý thiếu ổn định

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)