Thực trạng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG: NGHIÊN

3.1.3.1. Thực trạng tại Việt Nam

Thời gian, quy mô đầu tư công ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh, nhưng hiệu quả đầu tư ngày càng giảm. Hiện tượng dự án đầu tư công hoàn thành chậm tiến độ và vượt dự toán so với kế hoạch đề ra ban đầu là một thực tế đáng quan tâm. Theo Báo cáo “Tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2012, tình trạng chậm tiến độ và phải điều chỉnh dự toán của các dự án công vẫn diễn ra với mức độ phổ biến. Điều này ảnh hưởng đến công tác cân đối nguồn vốn ngân sách thực hiện dự án và cũng ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư.

Hình 3.1: Tỷ lệ dự án chậm tiến độ và dự án thực hiện điều chỉnh dự toán qua các năm 2007 - 2012

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012) Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đánh giá tình trạng chậm tiến độ có nguyên nhân phổ biến là do công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công không đúng kế hoạch đề ra; việc bố trí vốn cho dự án không kịp thời, không sát với tiến độ thực hiện dự án; năng lực của chủ đầu tư yếu kém; thủ tục đầu tư phức tạp...

Hình 3.2: Các nguyên nhân chậm tiến độ dự án các năm 2011 - 2012

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012) Báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân điều chỉnh dự án phần lớn là thực hiện điều chỉnh tổng vốn đầu tư, điều chỉnh tiến độ đầu tư và mục tiêu, quy mô đầu tư. Điều này cho thấy công tác quản lý, thực hiện dự án của chủ đầu tư và cả nhà thầu đều có vấn đề, dẫn đến dự án bị vượt tổng mức đầu tư và phải tiến hành xin điều chỉnh.

Hình 3.3: Các nguyên nhân điều chỉnh dự toán dự án các năm 2011 - 2012

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)