giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao
6. 1. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình chuẩn:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần căn cứ vào mục tiêu môn hóa học trƣờng phổ thông, chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt đƣợc ở mỗi cấp, lớp, chủ đề cụ thể nhằm đảm bảo khách quan, công bằng, khả thi và hƣớng quá trình dạy học hóa học ngày càng tích cực hơn.
Kết hợp các hình thức đánh giá:
+ Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan theo hƣớng tăng cƣờng sử dụng trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra Hóa học.
+ Kết hợp đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập lẫn nhau và tự đánh giá bản thân.
Nội dung đánh cần đảm bảo:
+ Đánh giá về kiến thức về lí thuyết thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị, cấu tạo vỏ nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử, liên kết hóa học, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử, hóa trị và số oxi hóa.
+ Đánh giá kĩ năng cơ bản môn hóa học, chú ý kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử, dự đoán tính chất của nguyên tố dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, xác định liên kết giữa hai nguyên tử dựa vào hiệu độ âm điện của hai nguyên tố, khai thác kênh hình, xử lí số liệu và phân tích biểu bảng trong học tập hóa học
+ Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học với một tỉ lệ thích hợp theo hƣớng tăng cƣờng khả năng vận dụng kiến thức trong học tập và cuộc sống.
6. 2 . Về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng theo chƣơng trình nâng cao. năng theo chƣơng trình nâng cao.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chƣơng trình trung học phổ thông nâng cao, chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở mỗi lớp nhằm đảm bảo khách quan, công bằng, và hƣớng quá trình dạy học hóa học ngày càng tích cực hơn.
- Nội dung đánh giá cần đảm bảo:
+ Tăng cƣờng hơn việc đánh giá kiến thức, kĩ năng học tập hóa học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Tăng cƣờng hơn việc đánh giá kĩ năng khai thác kênh hình, xử lí số liệu và phân tích biểu bảng trong học tập hóa học.
+ Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức kĩ năng hóa học, tăng cƣờng hơn việc đánh giá khả năng vận dụng trong học tập và cuộc sống.
+ Tăng cƣờng hơn việc đánh giá năng lực tƣ duy hóa học, năng lực giải quyết vấn đề trong học tập hóa học và một số vấn đề của thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hóa học.
Nhận xét:
Định hƣớng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập Hóa học đƣợc ghi ở phần giải thích chƣơng trình đã dƣợc thể hiện rõ trong chuẩn kiến thức
kĩ năng Hóa học 10 cơ bản và nâng cao. Thí dụ có tăng cƣờng số lƣợng bài tập trắc nghiệm khách quan sau mỗi bài học, có chú ý đến nội dung bài tập gắn liền lí thuyết và thực hành thí nghiệm hơn.
Mức độ kiến thức giữa chƣơng trình chuẩn và nâng cao khác nhau. Một số kiến thức chỉ có ở chƣơng trình nâng cao THPT mà không có trong chƣơng trình chuẩn: các nguyên lí và qui tắc phân bố electron trong nguyên tử, khái niêm obitan nguyên tử, ô lƣợng tử, qui tắc bát tử, khái niệm sự lai hóa obitan nguyên tử, sự xen phủ obitan nguyên tử trong sự tạo thành phân tử đơn chất và hợp chất… Do đó cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng ở hai ban để đổi mới kiểm tra đánh giá cũng khác nhau. Căn cứ vào chuẩn vào chuẩn kiến thức kĩ năng để ra đề kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh giữa hai ban có sự khác nhau.
Trong các bài kiểm tra đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức mà còn kiểm tra kĩ năng của học sinh, không chỉ có câu hỏi lí thuyết mà còn phải có các câu hỏi đánh giá kiến thức của HS, không chỉ có câu hỏi bài tập đơn thuần chỉ là vận dụng kiến thức kĩ năng trong phạm vi học tập, mà cần đánh giá vận dụng trong một số tình huống cụ thể thực tiễn để bảo vệ môi trƣờng đất, nƣớc, không khí.
Hai ban cơ bản và nâng cao đều phải đảm bảo yêu cầu kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng:
Yêu cầu kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng: Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu căn bản tối thiểu cần đạt về kiến thức kĩ năng của học sinh sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, cấp học.
Tiểu kết chương 2
Ở chƣơng này tôi đã đề cập đến các vấn đề sau:
Nghiên cứu so sánh chương trình, SGK, SGV Hóa học 10 phần nguyên tử, liên kết hóa học.
+ So sánh nội dung phần Nguyên tử, liên kết hóa học giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao.
+ So sánh nội dung phần Nguyên tử, liên kết hóa học giữa SGK Hóa học 10 và SGK Hóa học 10 nâng cao.
+ So sánh chuẩn kiến thức – kĩ năng phần Nguyên tử, liên kết hóa học giữa chƣơng trình chuẩn với chƣơng trình nâng cao Hóa học 10.
+ So sánh nội dung phần Nguyên tử, liên kết hóa học giữa chuẩn KT – KN với nội dung SGK, SGV ở từng nội dung cụ thể ở mỗi chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao.
+ So sánh về phƣơng pháp dạy học phần Nguyên tử, liên kết hóa học giữa chƣơng trình chuẩn với chƣơng trình nâng cao Hóa học 10.
+ So sánh về đánh giá kết quả học tập phần Nguyên tử, liên kết hóa học giữa chƣơng trình chuẩn với chƣơng trình nâng cao Hóa học 10.
Vậy qua việc so sánh chƣơng trình, SGK, SGV của chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao cho ta thấy đƣợc sự giống và khác nhau giữa chƣơng trình, SGK, SGV. Từ đó thấy đƣợc nội dung trong SGK và SGV hầu hết đã đạt chuẩn KT – KN, bên cạnh đó còn một số kiến thức chƣa đạt chuẩn. Nên ta không thể coi SGK là chuẩn KT – KN đƣợc mà khi dạy học và kiểm tra đánh giá ta chỉ dùng SGK nhƣ một tài liệu tham khảo chủ yếu.
Chƣơng 3: THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT VÀ 45 PHÚT THEO CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG