So sánh về phƣơng pháp dạy học phần nguyên tủ, liên kết hóa học giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 82 - 84)

chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao

Về cơ bản, định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng dạy học tích cực là giống nhau.

Trong dạy học hoá học cần chú ý:

- Sử dụng thiết bị, thí nghiệm hoá học theo định hƣớng chủ yếu là nguồn để học sinh nghiên cứu, khai thác, tìm tòi kiến thức hoá học. Hạn chế sử dụng chúng để minh hoạ hình ảnh mà không có tác dụng khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng.

Mặt khác, cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm đã đƣợc quy định trong chƣơng trình và những thí nghiệm trong bài học của sách giáo khoa.

- Sử dụng câu hỏi và bài tập hoá học nhƣ là nguồn tri thức để học sinh tích cực, chủ động nhận thức, hình thành kĩ năng và vận dụng các kiến thức và kĩ năng hóa học đã học.

- Nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Hoá học theo hƣớng giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Thông qua các tình huống có vấn đề trong học tập hoặc vấn đề thực tiễn giúp học sinh phát triển tƣ duy hoá học và năng lực giải quyết vấn đề.

- Sử dụng sách giáo khoa Hoá học nhƣ là nguồn tri thức để học sinh tự học, tự nghiên cứu, tích cực nhận thức, thu thập thông tin và xử lí thông tin có

- Tổ chức cho học sinh tự học, kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ trong học tập hoá học và một số vấn đề thực tiễn đơn giản có liên quan đến hoá học. Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phƣơng pháp dạy học Hoá học, đặc biệt ở những địa phƣơng có điều kiện thực hiện.

Phƣơng pháp dạy học chƣơng trình nâng cao THPT theo hƣớng tăng cƣờng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của ngƣời học, hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Hóa học là môn khoa học nghiên cứu sự biến đổi các chất trên cơ sở lí thuyết hóa học và thực nghiệm hóa học. Do vậy, phƣơng pháp dạy học Hóa học cần phải coi trọng thục hành thí nghiệm và phát triển tƣ duy hóa học. Điều đƣợc tăng cƣờng đối với chƣơng trình nâng cao THPT.

Nhận xét

Qua phân tích so sánh về phƣơng pháp dạy học giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao tôi nhận thấy chúng có một số điểm giống nhau là: Về cơ bản đều theo định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ sử dụng thiết bị thí nghiệm, sử dụng câu hỏi và bài tập, nêu và giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng SGK Hóa học. Đó là phƣơng pháp “ lấy HS làm trung tâm” HS là ngƣời tự rút ra kiến thức một cách tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Kiến thức mà HS lĩnh hội đƣợc do chính HS tìm tòi, khám phá, tƣ duy sáng tạo trong quá trình học tập chứ không phải thụ động tiếp thu từ ngƣời thầy truyền đạt.

Tuy nhiên chúng còn có một số điểm khác nhau. Mặc dù đều áp dụng theo phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣng ở chƣơng trình nâng cao HS hoạt động tích cực hơn, tăng cƣờng làm việc độc lập của HS theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ. HS đƣợc tiến hành nhiều thí nghiệm hơn nên kĩ năng tiến

hành thí nghiệm nhanh nhẹn và thành thạo hơn. HS đƣợc rèn luyện khả năng quan sát, giải thích hiện tƣợng. Từ đó phát huy tƣ duy hóa học nhiều hơn có khả năng giải quyết đƣợc linh hoạt các vấn đề mà giáo viên đƣa ra .

Ví dụ: Tăng cƣờng hơn việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm Hóa học Tăng cƣờng sử dụng câu hỏi và bài tập Hóa học

Tăng cƣờng nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Hóa học.

Tăng cƣờng sử dụng SGK Hóa học nhƣ là nguồn để HS tự đọc, tự nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)