Tìm hiểu thực tiễn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT –KN ở các trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 45 - 48)

ở các trƣờng THPT

Trong hai đợt thực tập sƣ phạm: đợt 1 từ ngày 01.01.2010 đến ngày 30. 01. 2010 và đợt 2 từ ngày 14.02.2011đến ngày 26.03.2011, để tìm hiểu thực trạng dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tôi đã tiến hành thực hiện các công việc sau:

Trao đổi với giáo viên trƣờng THPT: tôi đã tiến hành trao đổi ý kiến với 6 giáo viên trong đó có 3 GV Hóa học và 2 GV bộ môn Vật lí và 1 GV bộ môn Sinh học của trƣờng THPT Lê Xoay – Vĩnh Tƣờng – Vĩnh phúc. Với nội dung trao đổi:

Khi soạn giáo án thầy (cô) đã dựa vào chuẩn KT – KN chƣa ạ? Theo thầy (cô) thì SGK đã đạt chuẩn KT – KN chƣa ạ?

Khi dạy học thầy (cô) đã sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học theo hƣớng dạy học tích cực nhƣ thế nào?

Khi dạy học thầy (cô) có dạy theo giáo án đã soạn chƣa ạ?

Khi thiết kế đề kiểm tra thầy (cô) có căn cứ vào chuẩn KT –KN chƣa ạ? Khi thiết kế đề kiểm tra thầy (cô) có lập ma trận đề kiểm tra không ạ?

Tôi cũng đã tiến hành tìm hiểu đề kiểm tra 15 phút và 1 tiết của các thầy cô bộ môn: tìm hiểu 2 đề kiểm tra 15 phút và 1 đề kiểm tra 1 tiết.

Tiến hành dự giờ GV bộ môn: tôi đã dự 45 tiết dạy của GV trong đó có 32 tiết dạy của GV Hóa học và 13 tiết dạy của GV trong tổ bộ môn Lí, hóa, KTCN.

KẾT QUẢ

Đại đa số GV đều cho rằng:

Việc soạn giáo án của giáo viên hầu hết là theo sách giáo khoa là chính. Một số giáo viên cho rằng sách giáo khoa chính là chuẩn KT – KN, các kiến thức trong SGK đều đã đạt chuẩn KT - KN nên khi soạn giáo án chỉ dựa SGK là chính, là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất.

Một bộ phận không nhỏ giáo viên không biết soạn giáo án điện tử và dạy học phƣơng pháp tích cực, đặc biệt là phƣơng pháp sử dụng các phƣơng tiện trực quan.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do

+ Giáo viên ngại soạn giáo án điện tử vì tốn nhiều thời gian và công sức.

+ Trang thiết bị của nhà trƣờng trang bị nhƣng hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng: phòng thí nghiệm, chất lƣợng hóa chất, phòng học bộ môn còn ít…

+ Hầu hết các giáo viên còn dạy theo mục tiêu “học để thi”, đầu tƣ thời gian vào nghiên cứu dạy học theo chuyên đề nhằm nâng cao chất lƣợng học sinh thi vào các trƣờng Đại học, cao đẳng.

+ Một bộ phận giáo viên đã có tuổi nên ngại dùng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hoặc sử dụng các thí nghiệm hóa học trong dạy học.

Trong quá trình thực tập tôi cũng đã đƣợc tham gia các cuộc họp tổ chuyên môn của trƣờng. Trong đó, vấn đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN cũng đƣợc đề cập đến nhƣng hầu hết công việc này chỉ đƣợc đƣa ra trên lí thuyết còn trên thực tiễn thì hầu nhƣ không đƣợc áp dụng.

Khi trao đổi với giáo viên về việc thực hiện kiểm tra – đánh giá theo chuẩn KT – KN thì đại đa số giáo viên cho rằng, việc kiểm tra – đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã đƣợc đề cập đến. Tuy nhiên, công việc này còn ít ngƣời làm đƣợc, và còn mới đối với nhiều giáo viên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng này là do:

Đại đa số giáo viên khi ra đề kiểm tra đều dự trên SGK và sách bài tập là chính. Một số giáo viên còn lúng túng khi dề cập đến vấn đề này. Thậm trí, một bộ phận giáo viên còn không biết quy trình thiết kế đề kiểm tra, không hiểu ma trận đề kiểm tra là gì và tác dụng của nó nhƣ thế nào. Từ đó đẫn đến nội dung đề kiểm tra không phủ kín đƣợc nội dung cần kiểm tra, không đánh giá học sinh một cách diện. Từ đó không có một nguồn thông tin liên hệ ngƣợc từ học sinh một cách chính xác và khách quan.

Khi trao đổi với các cán bộ quản lí về vấn đề thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN đƣợc biết, hằng năm, các cán bộ quản lí và các giáo viên đều đƣợc tham gia các đợt tập huấn về dạy học theo chuẩn KT – KN. Tuy nhiên, việc thực hiện dạy học theo chuẩn KT – KN còn là một vấn đè còn mới mẻ đối với các giáo viên. Hầu hết các giáo viên còn thấy lúng túng khi thực hiện vấn đề này. Đặc biệt là vấn đề kiểm tra – đánh giá theo chuẩn KT – KN.

Trong đợt thực tập sƣ phạm vừa qua, tôi đã tiến hành dự giờ của các giáo viên hƣớng dẫn và giáo viên trong tổ chuyên môn, một số giờ tôi đã mƣợn giáo án của giáo viên, so sánh giáo án của giáo viên với giờ giảng ở trên lớp tôi thấy rằng: đại đa số giáo viên dạy dựa trên sƣờn giáo án của mình.

Bên cạnh đó còn một số giáo viên còn dạy không theo giáo án mà dựa vào kinh nghiệm là chính, chủ yếu đi sâu vào kiến thức nằm trong các đề thi đại học, cao đẳng.

Qua việc tìm hiểu các đề kiểm tra của các thầy cô ở trƣờng phổ thông tôi nhận thấy hầu hết các đề kiểm tra đều chƣa đạt chuẩn KT – KN, nội dung kiểm tra không phủ kín hết nội dung cần kiểm tra. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tƣợng này là do khi ra đề kiểm tra GV không căn cứ vào chuẩn KT – KN mả chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, sách bài tập và kinh nghiệm là chính. Khi ra đề cũng không thiết lập ma trận đề kiểm tra hay nói chính xác hơn là đại đa số GV không nắm đƣợc các bƣớc xây dụng một bộ đề kiểm tra.

Vậy qua việc tìm hiểu thực tế ở trƣờng phổ thông tôi thấy việc áp dụng dạy học và kiểm tra – đánh giá theo chuẩn KT – KN vẫn còn tƣơng đối mới mẻ dối với giáo viên và các cán bộ quản lí giáo dục. Nhiều giáo viên còn coi SGK là chuẩn KT – KN, nội dung SGK đã đạt chuẩn KT – KN. Do đó, từ khâu soạn giáo án, dạy học đến khâu kiểm tra đánh giá đều dựa vào sách giáo khoa là chủ yếu. Dạy học theo kinh nghiệm là chính và đáp ứng cho nhu cầu thi cử.

Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã thấy rõ khó khăn của GV hiện nay đã có đợt tập huấn hƣớng dẫn thực hiện chuẩn KT – KN cho GV cốt cán toàn quốc. Tuy nhiên GV vẫn rất lúng túng trong việc tìm hiểu và vận dụng chuẩn KT – KN.

Mặt khác nội dung về chƣơng trình dạy học hóa học trong một số tài liệu lí luận dạy học cũng đã không còn cập nhật với chƣơng trình và SGK mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)