f. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; kha
4.2. 4 Ưu nhược điểm Các loại câu hỏi trắc nghiệm:
Câu trắc nghiệm “đúng, sai”
Đây là loại câu hỏi đƣợc trình bày dƣới dạng cấu phát biểu và học sinh trả lời bằng cách lựa chọn một trong 2 phƣơng án “đúng” hoặc “sai”.
Ưu điểm: Nó là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm kiến thức về
những sự kiện, vì vậy viết loại câu hỏi này tƣơng đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm.
Nhược điểm: HS có thể đoán mò vì vậy có độ tin cậy thấp, để tạo điều
kiện cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể không thỏa mãn khi buộc phải chọn “đúng” hay “sai” khi câu hỏi viết chƣa kĩ càng.
Câu trắc nghiệm có nhiều câu để lựa chọn
Câu trắc nghiệm có nhiều câu để lựa chọn đƣợc gọi tắt là câu hỏi nhiều lựa chọn. Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất. Loại này có một câu phát biểu căn bản gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất còn lại đều sai, những câu trả
Ưu điểm: Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra – đánh giá
những mục tiêu dạy học khác nhau.
Độ tin cậy cao hơn: yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại TNKQ khác khi phƣơng án chọn lựa tăng lên.
Tính giá trị tốt hơn với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn, ngƣời ta có thể đo đƣợc các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật… tổng quát hóa… rất hữu hiệu.
Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của HS và trình độ ngƣời chấm bài…
Nhược điểm: Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi hỏi thế nào đó để đo đƣợc các mức trí nâng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.
Có những học sinh có óc sáng tạo, tƣ duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa mãn.
Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo đƣợc khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi TNTL soạn kỹ.
Ngoài ra tốn kém giấy mực để in loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.
Câu trắc nghiệm ghép đôi
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó học sinh tìm cách ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.
Ưu điểm: câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với tuổi học sinh trung học cơ sở hơn. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí
năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tƣơng quan.
Nhược điểm: Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng nhƣ sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trƣớc khi ghép đôi.
Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn
Đây là câu hỏi TNKQ nhƣng có câu trả lời tự do. Học sinh viết câu trả lời bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn.
Ưu điểm: Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thƣờng,
phát huy óc sáng kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, tìm ra câu trả lời. Dù sao việc chấm điểm cũng nhanh hơn TNTL song rắc rối hơn những loại câu TNKQ khác. Loại này cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
Nhược điểm: Khi soạn thảo loại câu hỏi này thƣờng dễ mắc sai lầm là
trích nguyên văn các câu từ trong sách giáo khoa. Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thƣờng chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.