5 Quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm tự luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 40 - 43)

f. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; kha

4.2.5 Quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm tự luận:

a. Khái niệm:

TNTL là phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lƣờng là các câu hỏi, học sinh trả lời dƣới dạng bài viết bằng chính ngôn ngữ của HS trong khoảng thời gian đã định trƣớc.

TNTL cho phép học sinh một sự tự do tƣơng đối nào đó để trả lời mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra. Để kiểm tra câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại

kiến thức, phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác và rõ ràng.

Bài TNTL trong một chừng mực nào đó đƣợc chấm điểm một cách chủ quan và điểm cho bởi những ngƣời chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thƣờng có ít những câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời.

b. Phương pháp soạn câu hỏi trắc nghiệm tự luận:

- Trƣớc khi viết câu hỏi TNTL phải xác định trƣớc mục tiêu cần đánh giá, nghĩa là xác định các khả năng hay mức trí lực cần đánh giá. Nên dùng câu hỏi TNTL để kiểm tra khả năng vận dụng những điều đã học để tìm ra những kiến thức mới chƣa đƣợc học ở lớp hay đánh giá khả năng so sánh các vấn đề với nhau của học sinh.

- Nên báo cáo cho học sinh biết trƣớc loại câu hỏi nào sẽ đƣợc dùng để kiểm tra.

- Nên định trƣớc các mục tiêu và nội dung nào định kiểm tra. Học sinh cũng cần biết trƣớc bài kiểm tra gồm những loại câu hỏi gì, nội dung nào để học bài, ôn bài, soạn bài một cách thích ứng.

- Nên soạn câu hỏi để đánh giá học sinh ở các mức trí lực khác nhau. Với tự luận nên nhắm đến việc kiểm tra – đánh giá những mục tiêu quan trọng ở các mức trí lực cao, không nên hỏi những điều vụn vặt chỉ cần trí nhớ.

- Không nên nhầm lẫn bài kiểm tra – đánh giá khả năng viết văn với bài kiểm tra – đánh giá các khả năng khác trong bộ môn hóa học.

- Các học sinh trong cùng một lớp, một nhóm thì nên cho làm các câu hỏi giống nhau để khi so sánh các khả năng tiếp thu kiến thức, tƣ duy…của các học sinh đó thuận lợi hơn.

- Các câu hỏi tự luận phải rõ ràng và phải có các giới hạn của các điểm cần trình bày trong câu trả lời.

- Sau khi hoàn thành các câu hỏi ngƣời soạn cần xem xét một lần nữa từng câu hỏi một, xem có đáng đƣa vào bài kiểm tra không.

- Nên tăng số câu hỏi trong một bài kiểm tra vì số câu hỏi càng nhiều thì độ tin cậy của bài kiểm tra càng tăng.

- Phải dự tính đầy đủ thời gian cho học sinh trả lời tất cả các câu hỏi trong bài kiểm tra vì học sinh phải viết câu trả lời với tốc độ không nhanh sau khi suy nghĩ để tìm câu trả lời cho câu hỏi.

- Các chỉ dẫn cách làm bài phải rõ ràng, đơn giản và cần nhắc học sinh đọc kĩ đề trƣớc khi làm.

c. Ưu, nhược điểm của bài trắc nghiệm tự luận:

TNTL có một số ưu điểm sau:

+ Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự soạn câu trả lời và diễn tả bằng ngôn ngữ của mình vì vậy nó có thể đo đƣợc nhiều trình độ kiến thức, đặc biệt là ở trình độ phân tích, tổng hợp, so sánh…Nó không những kiểm tra đƣợc kiến thức của học sinh mà còn kiểm tra đƣợc kĩ năng, giải bài tập định tính cũng nhƣ định lƣợng.

+ Có thể dung câu hỏi TNTL để kiểm tra – đánh giá – các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý niệm, sở thích và tài diễn đạt tƣ tƣởng.

+ Việc trả lời câu hỏi hình thành cho học sinh kĩ năng sắp đặt ý tƣởng, suy diễn, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp…phát huy tính độc lập tƣ duy sáng tạo.

+ Việc chuẩn bị câu hỏi TNTL dễ hơn, ít tốn công sức hơn so với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

+ Bài kiểm tra theo kiểu tự luận thì số lƣợng câu hỏi ít, việc chấm điểm lại phụ thuộc vào tính chất chủ quan, trình độ ngƣời chấm do đó đôi khi dẫn đến có độ tin cậy thấp hơn so với TNKQ.

+ Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của ngƣời chấm nên nhiều khi cũng một bài kiểm tra, cùng một ngƣời chấm nhƣng ở hai thời điểm khác nhau hoặc cùng một bài kiểm tra nhƣng do hai ngƣời chấm khác nhau, kết quả sẽ khác nhau và do đó có độ giá trị thấp.

+ Vì số lƣợng câu hỏi ít và cần thời gian để trình bày nên không thể kiểm tra hết các nội dung trong chƣơng trình, làm cho học sinh có chiều hƣớng học tủ, học lệch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 40 - 43)