3 Kỹ thuật thiết kế mỗi loại câu trắc nghiệm khách quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 33 - 38)

f. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; kha

4.2. 3 Kỹ thuật thiết kế mỗi loại câu trắc nghiệm khách quan.

Trắc nghiệm khách quan gồm có 4 dạng cơ bản và có thể dùng để kiếm tra kiến thức và kĩ năng hóa học: lý thuyết hóa học định tính, lý thuyết hóa học định lƣợng, nội dung thực nghiệm hóa học.

Câu điền khuyết

* Cấu tạo của câu

Gồm 3 phần: Phần yêu cầu, phần nội dung và phần cung cấp thông tin…

Phần yêu cầu là phần bắt buộc phải có, thƣờng viết dƣới dạng mệnh lệnh thức.

Phần nội dung là phần bắt buộc phải có, thƣờng là định nghĩa, mô tả tính chất của chất… trong đó có một số chỗ trống (…)

Phần cung cấp thông tin: Đó là nội dung (cụm từ, công thức hóa học…) cho trƣớc, trong đó số cụm từ (từ), công thức, số… cho nhiều hơn chỗ trống cần điền.

Trong câu điền khuyết, đôi khi không có phần cung cấp thông tin mà HS đã lựa chọn trong nội dung đã học.

* Yêu cầu trả lời: HS cần chọn nội dung thích hợp đã cho hoặc trong bài học

điền vào chỗ để trống (ô trống, khoảng ….v.v…) hoặc ghép một chữ số ở chỗ trống với từ cần điền.

* Phương pháp thiết kế

Bƣớc 1: Xác định nội dung cần đánh giá: Khái niệm hoặc tính chất hóa học, phƣơng pháp điều chế, ứng dụng…

Bƣớc 2: Chọn nội dung cần điền: từ, cụm từ hay CTHH của chất cụ thể…

Bƣớc 3: Viết câu hỏi theo thứ tự: yêu cầu, nội dung, cung cấp thông tin (nếu cần).

Chú ý:

Nội dung cần điền phải đơn nhất và xác định, không nhất thiết lấy nguyên si trong SGK

*Phương pháp sử dụng .

Loại câu này thƣờng dùng để kiểm tra nhanh: Củng cố ngay sau bài hóa học, kiểm tra đầu giờ hoặc 15 phút.

Câu có nhiều lựa chọn

* Cấu tạo của câu

Gồm ba phần chính: Phần yêu cầu (lệnh), phần dẫn và phần lựa chọn - Phần yêu cầu: Nêu ngắn gọn các yêu cầu đặt ra.

Thí dụ: Hãy khoanh tròn một chứ A hoặc B, C, D trƣớc phƣơng án chọn đúng;

Hoặc: Hãy chỉ ra câu sai…

- Phần dẫn thƣờng là một câu hỏi hoặc một câu chƣa hoàn chỉnh. Thí dụ: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?

Hoặc: Dãy các phản ứng sau đây đều thuộc loại các phản ứng oxi hóa – khử là …

- Phần chọn thƣờng gồm 4 – 5 phƣơng án, trong đó thƣờng có một phƣơng án đúng, các phƣơng án khác đƣợc gọi là nhiễu.

* Yêu cầu trả lời: Chọn một phƣơng án phù hợp để có câu đầy đủ hoặc phƣơng án đáp ứng với yêu cầu (đúng hoặc sai) trong số 4 – 5 phƣơng án đã cho.

* Phương pháp thiết kế câu có nhiều lựa chọn

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể cần đánh giá. Bƣớc 2: Thiết kế câu hỏi cụ thể

- Phần lệnh: Viết rõ ràng, ngắn gọn, có thể dùng chung cho nhiều câu. - Phần dẫn viết ngắn gọn, rõ ràng. Không nên đƣa nhiều ý để HS hiểu lầm. Hạn chế dùng câu phủ định, nếu dùng thì cần in đậm hoặc gạch chân từ “không”.

Phần dẫn và phần chọn ghép với nhau phải tạo thành cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả.

- Các phƣơng án chọn đƣợc trình bày theo nội dung khác nhau nhƣng nên cùng hình thức diễn đạt.

Không nên dùng phƣơng án chọn: Tất cả đều đúng, tất cả đều sai, kết quả khác.

Có thể thiết kế câu chọn phức hợp: Tổ hợp 4 – 5 phƣơng án riêng lẻ thành các phƣơng án chọn khác nhau.

* Phương pháp sử dụng:

Loại câu nhiều lựa chọn có thể dùng đƣợc trong tất cả các loại bài kiểm tra, đánh giá: củng cố vận dụng trong bài học, kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 45 phút, học kỳ, trong các kiểm tra đầu vào, kỳ thi tốt nghiệp hoặc tuyển sinh.

Đây là loại câu đƣợc dùng phổ biến nhất vì nó giúp đánh giá đƣợc các mức độ kiến thức và kĩ năng của học sinh, dễ sử dụng, dễ chấm và thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Câu chọn đúng, sai hoặc có/ không

* Cấu tạo câu

Gồm 2 phần chính: phần yêu cầu và phần thông tin.

Phần yêu cầu: Thông thƣờng là chọn nội dung đúng (Đ) hoặc sai (S) hoặc có (C) hoặc không (K).

Phần thông tin: Gồm 4 – 5 câu hoặc mệnh đề (khái niệm, tính chất các chất, hiện tƣợng hóa học, phản ứng hóa học, công thức hóa học, phƣơng trình hóa học…).

Mỗi câu có nội dung đúng hoặc sai hoặc có hay không.

* Yêu cầu trả lời: HS chỉ cần nêu rõ câu nào đúng, câu nào sai trong số các

câu đƣợc đƣa ra. Tùy theo yêu cầu của đề mà có các trả lời cho phù hợp nhƣ đánh dấu ( x), khoanh tròn, ghi Đ hoặc S, C hoặc K vào ô trống.

* Phương pháp thiết kế

Việc thiết kế nội dung này căn cứ vào những lỗi mà học sinh thƣờng mắc phải vì chƣa hiểu khái niệm, chƣa nắm đƣợc tính chất của các chất một cách rõ ràng, hiện tƣợng của phản ứng hóa học…

Câu đúng chỉ diễn đạt đúng bản chất mà không cần dùng nguyên bản trong SGK. Câu sai thƣờng thêm hoặc bớt một từ hoặc cụm từ để câu không còn chính xác.

Số lƣợng câu đúng, sai nên lệch nhau để tránh trƣờng hợp HS đoán mò mà vẫn đƣợc điểm.

Có các mức độ biết, hiểu, vận dụng để có thể đạt đƣợc yêu cầu đánh giá HS.

* Phương pháp sử dụng

Câu đúng, sai thƣờng dùng để kiểm tra củng cố kiến thức ngay trong giờ học, kiểm tra đầu giờ hoặc kiểm tra ngắn.

Tùy theo nội dung cụ thể, cũng có thể sử dụng trong đề 15 phút, 45 phút về hóa học.

Câu cặp đôi

* Cấu tạo câu: thƣờng gồm 2 cột (nhóm) tƣơng ứng. Mối cột biểu diễn một số nội dung chƣa đầy đủ, có liên quan với nhau.

Nội dung ở cột 1 cần ghép với nội dung phù hợp ở cột 2 thì tạo nên một nội dung đầy đủ.

Số lƣợng nội dung ở cột 1 và cột 2 nên lệch nhau để HS không thể dùng phép loại trừ.

* Yêu cầu trả lời: Để trả lời câu hỏi này, HS cần thấy rõ mối liên hệ giữa các nội dung ở 2 cột tƣơng ứng để ghép lại cho phù hợp tạo nên một nội dung đầy đủ.

* Phương pháp thiết kế

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể cần kiểm tra để đánh giá. Bƣớc 2: Thiết kế câu hỏi cụ thể.

Nội dung chƣa đầy đủ ở mỗi cột có thể là:

- Chỉ gồm các chất tham gia hoặc chỉ gồm các sản phẩm.

- Chỉ gồm các thí nghiệm hoặc chỉ gồm các hiện tƣợng quan sát đƣợc. - Chỉ gồm các loại chất và các PTHH hoặc tên chất cụ thể.

- Chỉ gồm khái niệm chung và các thí dụ cụ thể.

Chú ý: Số lƣợng nội dung ở cột 1 phải ít hơn số lƣợng nội dung cần ghép ở cột 2.

* Phương pháp sử dụng

Loại câu có cặp đôi đƣợc dùng trong các loại đề kiểm tra nhƣng thƣờng không thông dụng bằng loại câu có nhiều lựa chọn để kiểm tra mối liên hệ giữa các khái niệm, sự vật, hiện tƣợng, tính chất của các chất…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)