f. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; kha
4.2. 6 So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận:
Có nhiều tranh luận về loại nào tốt hơn, TNTL hay TNKQ. Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào mục đích của việc kiểm tra – đánh giá. Mỗi loại câu hỏi đều có ƣu điểm cho một số mục đích nào đó.
Ƣu và nhƣợc điểm của mỗi loại TNKQ và TNTL có những điểm đáng chú ý sau:
a. Những năng lực đo được
Loại TNTL:
+ Học sinh có thể diễn đạt ý tƣởng bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của mình nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm đã có.
+ Có thể đo lƣờng khả năng suy luận nhƣ: Sắp xếp ý tƣởng, suy diễn, tổng quát hóa, so sánh, phân biệt, phân tích, tổng hợp một cách hữu hiệu.
+ Không đo lƣờng kiến thức ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu.
Loại TNKQ:
+ Học sinh chọn một câu đúng nhất trong số các phƣơng án trả lời cho sẵn hoặc viết thêm một vài từ hoặc một câu để trả lời.
+ Có thể đo những khả năng suy luận nhƣ: Sắp đặt ý tƣởng, suy diễn, so sánh và phân biệt nhƣng không hiện hữu bằng TNTL.
+ Có thể kiểm tra – đánh giá kiến thức của học sinh ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu.
b. Phạm vi bao quát bài trắc nghiệm
Với một khoảng thời gian xác định:
Loại TNTL: có thể kiểm tra – đánh giá đƣợc một phạm vi kiến thức nhỏ nhƣng lại rất sâu với số lƣợng câu hỏi trong một bài kiểm tra ít.
Loại TNKQ: vì có thể trả lời nhanh nên số lƣợng câu hỏi lớn, do đó bao quát một phạm vi kiến thức rộng hơn.
c. Ảnh hưởng đối với học sinh
Loại TNTL: khuyến khích học sinh độc lập sắp đặt, diễn đạt ý tƣởng chính bằng ngôn ngữ của mình một cách hiệu quả và nó tạo cơ sở cho giáo viên đánh giá những ý tƣởng đó, song một bài TNTL dễ tạo sự “lừa dối” vì học sinh có thể khéo léo tránh đề cập đến những điểm mà họ không biết hoặc chỉ biết mập mờ.
Loại TNKQ: Học sinh ít quan tâm đến việc tổ chức sắp xếp và diễn đạt ý tƣởng của mình, song TNKQ khuyến khích học sinh tích lũy nhiều kiến thức và kỹ năng, không “học tủ” nhƣng đôi khi dễ tạo sự đoán mò.
d. Công việc soạn đề kiểm tra
Loại TNTL: Việc chuẩn bị câu hỏi TNTL do số lƣợng ít nên không khó lắm nếu giáo viên giỏi trong lĩnh vực chuyên môn.
Loại TNKQ: Việc chuẩn bị câu hỏi phải nhiều do đó đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững chắc. Đây là công việc rất tốn thời gian, công sức vì vậy nếu có ngân hàng đề thì công việc này đỡ tốn công sức hơn.
e. Công việc chấm điểm
Loại TNTL: Đây là công việc khó khăn, mất nhiều thời và khó cho việc cho điểm chính xác nên đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn cẩn thận, công bằng, tránh thiên vị.
Loại TNKQ: Công việc chấm điểm nhanh chóng và tin cậy, đặc biệt chiếm ƣu thế khi cần kiểm tra một số lƣợng lớn học sinh.
Do đó trong quá trình kiểm tra cần kết hợp cả hai hình thức này để đảm bảo cho việc kiểm tra đƣợc công bằng và có hiệu quả hơn.