Chương trình chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 79 - 82)

Cũng giống nhƣ chƣơng trình nâng cao, hầu hết nội dung SGK đã đạt chuẩn KT – KN. Bên cạnh đó còn một số nội dung còn chƣa đạt chuẩn hoặc chƣa đúng chuẩn, một số nội dung SGK có mà chƣơng trình không có: sự tìm ra các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử. Một số dạng bài tập có trong chuẩn nhƣng SGK chƣa đề cập đến: thứ tự mức năng lƣợng trong nguyên tử, khái niệm tinh thể ion, tính chất chung cửa hợp chất ion, tính chất chung của hợp chất có liên kết cộng hóa trị, khái niệm cộng hóa trị, điện hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất.

4. 2. So sánh sách giáo viên và chƣơng trình

a. Chương trình chuẩn

Đại đa số kiến thức trong sách giáo viên đã đạt chuẩn KT – KN. Tuy nhiên bên cạnh đó một số nội dung còn chƣa đạt chuẩn. Thể hiện chủ yếu qua mục tiêu mà sách giáo viên đề ra trong mỗi bài học. Một số mục tiêu đề ra còn thiếu so với chƣơng trình chuẩn:

Bài: Thành phần nguyên tử: Thiếu: kĩ năng: so sánh khối lƣợng của electron với proton, so sánh kích thƣớc của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

Bài: Cấu hình electron nguyên tử: không đề cập đến đặc điểm lớp electron lớp ngoài cùng; dựa vào cấu hình electron ngoài cùng dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố tƣơng ứng.

Bài: Liên kết ion và tinh thể ion: thiếu khái niệm tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion; thiếu kĩ năng viết cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể; xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

Bài: Liên kết cộng hóa trị: thiếu viết công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử chất cụ thể.

Một số kiến thức SGV còn khác với kiến thức trong chƣơng trình về mức độ kiến thức:

Bài: Cấu tạo vỏ nguyên tử: SGV mục tiêu kiến thức đạt ở mức độ hiểu nhƣng trong chƣơng trình đạt ở mức độ biết.

Một số kiến thức trong sách giáo viên còn thừa so với chuẩn:

Bài: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử: thừa kĩ năng: so sánh tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tinh thể ion; vận dụng: biết tính chất loại mạng tinh thể để sử dụng đƣợc tốt các loại mạng tinh thể kể trên.

Vậy có thể nói rằng: sách giáo viên đại bộ phận kiến thức đã đạt chuẩn bên cạnh đó còn có một bộ phận kiến thức chƣa đạt chuẩn, có thể khác với chuẩn về mức độ kiến thức hoặc có thể thiếu một số nội dung so với chuẩn hoặc cũng có thể thừa so với chuẩn. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể sử dụng sách giáo viên nhƣ một loại sách tham khảo, không nên coi sách giáo viên là chuẩn KT – KN.

b. Chương trình nâng cao

Nhìn chung, hầu hết các kiến thức trong SGV đã đạt chuẩn KT – KN. tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số kiến thức chƣa đạt chuẩn hoặc chƣa đúng chuẩn. Thể hiện chủ yếu qua mục tiêu bài học về:

Mức độ kiến thức cần đạt:

Mục tiêu kiến thức SGV ở mức độ biết nhƣng trong chuẩn KT – KN mức độ kiến thức cần đạt ở mức độ hiểu.

Ví dụ:

Thành phần nguyên tử.

Điện tích và số khối của hạt nhân: khái niệm về số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu nguyên tử.

Năng lượng của các electron trong nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử: số electron trong một lớp, phân lớp; các nguyên lí và quy tắc sắp xếp electron trong nguyên tử.

Khái niệm liên kết hóa học: khái niệm liên kết hóa học, quy tắc bát tử; sự hình thành các ion; sự hình thành liên kết ion, định nghĩa liên kết ion.

Một số mức độ nội dung kiến thức trong SGV ở mức độ hiểu nhƣng chuẩn KT – KN lại ở mức độ biết.

Ví dụ:

Tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử: thế nào là tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tính chất chung của tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

Một số nội dung kiến thức trong SGV thừa so với chuẩn KT – KN

Ví dụ:

Thành phần nguyên tử: hiểu nguyên tử là phần tử nhỏ nhất; nguyên tử

có cấu tạo rỗng.

Một số kĩ năng trong SGV còn thiếu so với chuẩn Ví dụ:

Kĩ năng: Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể; viết công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử chất cụ thể; vẽ sơ đồ hình thành liên kết hóa học; lai hóa sp, sp3, sp2; dự đoán kiểu liên kết hóa học trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh nội dung và đánh giá kết quả học tập hóa học 10 trường THPT phần nguyên tử, liên kết hóa học (Trang 79 - 82)