Bảng 6: Kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp đề xuất (N=52)
Stt Tên giải pháp
THỨ BẬC 1 Qui hoạch đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển của Trung tâm 148 2,85 1 2
Tuyển chọn, bổ sung giáo viên tuân thủ chính sách
ban hành và phù hợp với tình hình của Trung tâm 143 2,75 2
X X
X
3 Sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có một cách hợp lý 122 2,35 7 4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy 117 2,25 8 5
Tăng cường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên 142 2,73 3
6 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phải trở thành một hoạt động phổ biến trong Trung tâm
133 2,56 5
7 Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ, giáo viên 112 2,15 9 8 Phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên 132 2,54 6 9
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn,
nghiệp vụ 135 2,60 4
Tổng chung 132 2,53
Kết quả trên cho thấy: Các chuyên gia đánh giá các giải pháp đã đề xuất đều rất cần thiết, thể hiện: trung bình chung tính cần thiết của các giải pháp nêu ra là ở mức = 2,53. Trong đó có 6 giải pháp được đánh giá ở mức trung bình chung > 2,50 (GP1,2,5,6,8,9) và có 3 giải pháp được đánh giá ở mức trung bình chung > 2,0 (GP3,4,7). Các giải pháp có được tính cần thiết do đáp ứng được nhu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GDTX huyện Định Quán, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Trung tâm.
Mức độ tính cần thiết của các giải pháp nêu trên xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là:
- Qui hoạch đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển của Trung tâm
- Tuyển chọn, bổ sung giáo viên tuân thủ chính sách ban hành và phù hợp với tình hình của Trung tâm
- Tăng cường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phải trở thành một hoạt động phổ biến trong Trung tâm
∑ X
- Sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có một cách hợp lý - Phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy
- Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ, giáo viên
Bảng số 7: Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất (N= 52)
Stt Tên giải pháp
THỨ BẬC 1 Qui hoạch đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển của Trung tâm 127 2,44 1 2 Tuyển chọn, bổ sung giáo viên tuân thủ chính sách ban hành và phù hợp với tình hình của Trung tâm 126 2,41 2 3 Sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có một cách hợp lý 118 2,27 6 4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy 115 2,21 8 5 Tăng cường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên 125 2,40 3
6 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phải trở thành một hoạt động phổ biến trong
Trung tâm 123 2,37 5
7
Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ, giáo
viên 109 2,10 9
8 Phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên 117 2,25 7 9
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn,
nghiệp vụ 124 2,38 4
Tổng chung 120 2,32
Kết quả bảng 7 cho phép rút ra nhận xét sau:
Điểm số đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDTX huyện Định Quán khá cao, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng các giải pháp có tính khả thi cao. Với các câu hỏi mở, các cán bộ quản lý và giáo viên cho biết thêm quan điểm của họ về các giải pháp do tác giả đề xuất để từ đó tác giả thu hoạch được một số vấn đề hoàn thiện giải pháp qua các ý kiến sau:
- Trong các giải pháp tác động đến số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên
Trung tâm GDTX huyện Định Quán nên xây dựng lộ trình quy hoạch. Trong thời gian trước mắt, Bộ Giáo dục&Đào tạo chưa có văn bản quy định về định mức giáo viên cơ hữu đối với các Trung tâm GDTX cấp huyện, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai có thể phối hợp với Sở nội vụ trình UBND tỉnh Đồng Nai có thể tạm thời giao đủ số giáo viên cơ hữu đảm bảo cho bộ khung của các tổ chuyên môn được quy định về cơ cấu tổ chức (tại điều 25 quy chế tổ chức và hoạt động của
Trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/QĐ-BGD&ĐT) và số giáo viên trực tiếp đứng lớp (đảm bảo mỗi môn văn hoá cơ bản ít nhất có 01 giáo viên, đối với môn nhiều tiết phải có 02 giáo viên). Đồng thời, điều động giáo viên THPT có kinh nghiệm về những Trung tâm GDTX cấp huyện còn yếu về chỉ đạo chuyên môn, còn thiếu giáo viên cơ hữu để làm nòng cốt cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Việc tuyển dụng giáo viên phải tổ chức với hình thức thi tuyển.
- Khi thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Định Quán cần phải có những tác động để giáo viên, các tổ bộ môn phát huy việc tự kiểm tra, đánh giá, trên cơ sở đó tự điều chỉnh để hoàn thiện.
- Sở GD&ĐT cần thường xuyên cung cấp trang thiết bị phục vụ cho dạy và học cho Trung tâm GDTX huyện Định Quán để làm cơ sở xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Định Quán trong giai đoạn tới.
- Việc Việt Nam ra nhập WTO có tác động không nhỏ đến nền kinh tế- xã hôi của nước ta, trong đó có giáo dục. Một ý kiến đề nghị, cần bồi dưỡng cho giáo viên tiếp cận với công nghệ và phương pháp giảng dạy tiên tiến, có kế hoạch cho đội ngũ cán bộ quản lý đi tham quan, học tập công tác phát triển đội ngũ giáo
2 2 6 D r 1 N(N 1) = − − ∑
viên theo xu thế “xã hội học tập”, “học suốt đời” tại các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực. Mặt khác, có chế tài để ngăn chặn những tác động xấu của việc toàn cầu hoá tác động trực tiếp vào giáo dục - đào tạo.
- Nên có tác động để nâng cao trình độ quản lý ngành học giáo dục thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lý và từng bước chuyên môn hoá nghề quản lý cho đội ngũ này, đây cũng là một tác động tích cực đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Định Quán.