Chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu ột số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện định quán, tỉnh đồng nai (Trang 36)

Chất lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX là một khái niệm rộng bao hàm nhiều yếu tố như: trình độ đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên công tác của các thành viên, thâm niên trong vị trí làm việc, sự hài hòa giữa các yếu tố… có thể khái quát chất lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX.

- Trình độ đào tạo của giáo viên tại các Trung tâm GDTX đã đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quy hay không chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo.

- Sự hài hoà giữa các yếu tố trong đội ngũ:

Hài hoà giữa chức vụ, ngạch bậc và trình độ đào tạo: mức đạt được phải như thế nào, có tồn tại năng lực chuyên môn vượt quá hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc không? nếu có thì tập trung ở khâu nào? tỷ trọng là bao nhiêu?

Sự hài hoà giữa nội dung công việc và vị trí người giáo viên đang đảm nhiệm, có tồn tại hay không mối quan hệ giữa mức thâm niên và mức độ trách nhiêm của giáo viên hay không?

Theo hai tiêu trí trên, khi đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên tại các

Trung tâm GDTX phải chú ý các khía cạnh như:

- Trong đội ngũ giáo viên, tình trạng vượt chuẩn như thế nào? Các giải pháp cần được tổ chức thực hiện để đạt được mục đích mong muốn về trình độ đào tạo của đội ngũ?

- Khi đã đạt được trình độ đào tạo, giáo viên có đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới hay không ? Có bao nhiêu giáo viên không đủ năng lực để giảng dạy trên thực tế ? cần bồi dưỡng cho họ hay dùng các giải pháp tổ chức ? có hay không sự lãng phí khi một giáo viên được đào tạo quá cao lại được phân công giảng dạy tại các Trung tâm GDTX ? việc bố trí giáo viên hiện nay tại các Trung tâm GDTX đã hợp lý chưa, yếu tố đó làm hiệu quả giáo dục được nâng cao lên hay không ?...

Từ việc phân tích các vấn đề nêu trên sẽ xác định được nội dung của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX. Những giải pháp cần được nghiên cứu nằm trong nhóm công việc: đào tạo ban đầu; đào tạo để đạt chuẩn và nâng chuẩn; bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức; các

giải pháp tổ chức, nhân sự để hoàn thiện bộ máy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX.

1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên

Giáo dục và đào tạo là phân hệ trong hệ thống KT-XH, nên trong quá trình phát triển GD&ĐT luôn chịu sự tác động qua lại của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống KT-XH. Việc xác định các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo trong ngành giáo dục nói chung, đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX nói riêng.

1.4.1. Yếu tố khách quan

Một nước có nền chính trị ổn định, tiến bộ; Nhà nước có quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trò của GD&ĐT đối với sự phát triển KT-XH, chính sách đầu tư cho giáo dục hợp lý, GD&ĐT sẽ phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Ngược lại, chính trị không ổn định, bộ máy lãnh đạo không coi trọng GD&ĐT sẽ kìm hãm sự phát triển của giáo dục.

Trong các yếu tố xã hội tác động đến sự phát triển của GD&ĐT nói chung và đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX nói riêng thì yếu tố dân số và dân số trong độ tuổi đi học có ảnh hưởng cơ bản, trực tiếp đến quy mô phát triển GD&ĐT. Dân số tăng nhanh hay giảm đột ngột gây sức ép cho giáo dục nhất là những lớp đầu cấp. Dân số và học sinh trong độ tuổi đến trường là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong việc phát triển đội ngũ giáo viên. Những thông tin về dân số cho chúng ta cứ liệu quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên từng vùng, lãnh thổ, trong đó có những khía cạnh cần quan tâm là: tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số, kết cấu và sự thay đổi dân số về giới tính, độ tuổi,...

phong tục tập quán, truyền thống văn hóa địa phương, những sự quan tâm, ưu tiên của xã hội, trình độ học vấn của cộng đồng dân cư có ảnh hưởng và tác động lớn đến việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX nói riêng.

- Nhóm nhân tố phát triển kinh tế, ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo: Nếu GDP bình quân theo đầu người cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của Nhà nước, của xã hội cho giáo dục, nhu cầu học tập của người dân cao. Từ đó tạo điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

Mức chi ngân sách của Nhà nước cho giáo dục, có tác dụng quan trọng cho phát triển giáo dục vì đây là nguồn chi mang tính ổn định nhất. Trong ngân sách chi cho giáo dục tăng hàng năm sẽ có tác dụng thúc đẩy giáo dục phát triển nhanh về chất lượng, số lượng và quy mô đào tạo.

- Nhóm nhân tố quốc tế về giáo dục và đào tạo:

Xu thế phát triển GD&ĐT trên thế giới và khu vực sẽ ảnh hưởng đến phát triển GD&ĐT của một quốc gia. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm, chính sách của Nhà nước về giáo dục. Những định hướng đúng đắn được đầu tư một cách thỏa đáng, tạo cơ sở pháp lý tạo điều kiện GD&ĐT phát triển

1.4.2. Yếu tố chủ quan

- Nhóm nhân tố về khoa học - công nghệ:

Sự phát triển về khoa học công nghệ, những diễn biến về văn hóa có khả năng xảy ra trong thời kỳ quy hoạch sẽ có ảnh hưởng đến nội dung và cơ cấu đào tạo. Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ góp phần làm thay đổi chất lượng GD&ĐT, làm xuất hiện những ngành nghề mới, thu hẹp hay mất đi những ngành nghề đã có.

Công nghệ thông tin và hệ thống phương tiện thông tin đại chúng là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ giáo viên trong công tác học tập, nghiên cứu

và ứng dụng trong công tác giảng dạy.

- Nhóm nhân tố bên trong của giáo dục thường xuyên:

Cấu trúc mạng lưới các loại hình đào tạo, các loại hình cơ sở giáo dục, phương thức tổ chức quá trình đào tạo, thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo, hiệu quả trong và ngoài đào tạo. Nhóm này phản ánh khả năng phát triển của hệ thống GD&ĐT. Trong quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên là nhân tố có vai trò quan trọng. Nếu các loại hình cơ sở giáo dục được phát triển đa dạng, được bố trí hợp lý trên địa bàn lãnh thổ với đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu, đảm bảo chất lượng sẽ là điều kiện để tăng quy mô phát triển giáo dục và đào tạo.

Kết luận chương 1

Trong nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển như vũ bão về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay, các Trung tâm GDTX trở thành cơ sở giáo dục đáp ứng mọi nhu cầu của người học, từng bước xây dựng xã hội học tập, học suốt đời trên địa bàn. Để tổ chức tốt việc dạy học và ứng dụng khoa học - công nghệ trong các Trung tâm GDTX nhất thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp. Đây là yếu tố quyết định đến việc xây dựng các Trung tâm GDTX trở thành

“nơi mà ai có nhu cầu học tập đều tìm thấy ở đó một tổ chức hoạt động giáo dục có nội dung học, hình thức học mà mình hài lòng nhất, giúp mình thêm những hiểu biết cần thiết để hoà nhập với cộng đồng, mưu cầu hạnh phúc”.

Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm của ngành học giáo dục thường xuyên và yêu cầu dạy học; ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong quá trình dạy học và chuyển giao công nghệ; nguồn lực đầu tư; sự tác động từ các yếu tố cơ chế quản lý của ngành và địa phương cũng như sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành liên quan; sự nỗ lực chủ quan của đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm… Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX là một hoạt động phức hợp mang tính khoa học, hệ thống và là yêu cầu cấp thiết đối với các Trung tâm GDTX và các cơ quan quản lý giáo dục.

Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX có ý nghĩa quan trọng: quản lý được nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo - giáo dục thường xuyên, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội trên địa bàn, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong thực tế đời sống và lao động, sản xuất của nhân dân.

Để phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên theo quan điểm, yêu cầu, tham khảo kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của các nước trên thế giới. Thực hiện đồng bộ các khâu từ việc quy hoạch, kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN ĐỊNH QUÁN 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Định Quán

Định Quán là một huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai nằm dọc theo tuyến quốc lộ 20, cách xa trung tâm tỉnh khoảng trên 80 km và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng trên 100 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 966,5 km2, dân số trên 200.000 người có 28 thành phần dân tộc khác nhau cùng chung sống (Kinh, Hoa, Tày, Châu mạ, Khme, Chơ ro. …….). Huyện tiếp giáp với hồ thủy điện Trị An, Rừng Quốc Gia Cát Tiên và có 14 xã, thị trấn. Phía Bắc tiếp giáp với huyện Tân Phú, phía Nam tiếp giáp với huyện Thống Nhất, phía Tây tiếp giáp với huyện Vĩnh Cửu, phía Đông tiếp giáp với huyện Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai và huyện Đức Linh của tỉnh Bình Thuận; là một huyện có tuyến đường giao thông thuận tiện, nhiều tài nguyên khoáng sản và mặt nước hồ Trị An có khả năng phát triển ngành nông nghiệp chăn nuôi. Có thể nói Định Quán là một huyện có tiềm năng phát triển kinh tế thương mại du lịch. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Định Quán khoá XI nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã khẳng định: Kinh tế - xã hội huyện có nhiều chuyển biến, tăng trưởng đáng kể, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân của người dân trên 1000 đô la/ năm. Đảng bộ có truyền thống đoàn kết thống nhất cao, nhân dân cần cù lao động sản xuất. Trong đánh giá phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Đồng Nai thì Định Quán được xếp là huyện có nhiều phát triển. Năm 2014 huyện Định Quán đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS và đang chuẩn bị hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THPT.

Hiện nay quy mô mạng lưới trường lớp từ mầm non đến bậc THPT, giáo dục thường xuyên của huyện được quy hoạch và phát triển. Huyện Định

Quán có 04 trường THPT, 01 trường THCS+THPT, 01 trường THCS+THPT dân lập, 01 Trung tâm GDTX, ngoài ra có 14/14 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Đây chính là một thuận lợi rất lớn để đào tạo nguồn nhân lực cho huyện Định Quán nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung đáp ứng được mục tiêu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, huyện còn gặp một số khó khăn: đó là kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là về giao thông thuỷ lợi; diện tích canh tác nông nghiệp chưa đủ, không thuận lợi cho việc sản xuất tập trung, công nghiệp địa phương còn phân tán, không có các ngành nghề truyền thống. Trên thực tế nhiều xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện đời sống của người dân thu nhập chưa ổn định, văn hoá xã hội chưa bền vững, đặc biệt chất lượng giáo dục đào tạo còn hạn chế. Chính từ tình hình đặc điểm kinh tế - xã hội đó của huyện như vậy đã tác động rất lớn đến nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương, cũng như cán bộ công chức, người lao động trên con đường tạo ra một xã hội học tập. Bên cạnh, đó số lượng học sinh ở bậc THPT ngày càng tăng nên việc đào tạo và dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh cũng chưa được đáp ứng đầy đủ.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở Trung tâm GDTX gặp nhiều khó khăn bất cập, cụ thể việc giảng dạy bố trí không cân đối, có môn thiếu, nhưng có môn thừa. Nhiều bộ môn thiếu như môn Toán, Văn, .... Ở những bộ môn thiếu người, giáo viên đều phải dạy vượt giờ tiêu chuẩn theo quy định, dẫn đến tình trạng giáo viên ít có thời gian nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, ảnh hưởng công tác tự bồi dưỡng, điều đó gây những tác động không tốt đến việc nâng cao chất lượng dạy và học của Trung tâm. Bên cạnh đó nhiều giáo viên trẻ được phân công về công tác tại Trung tâm GDTX chỉ coi đây là những năm tháng phải tập dượt ngắn ngủi, là thời gian

trú chân tạm thời, không xác định rõ động cơ công tác ổn định lâu dài, vì vậy việc quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm GDTX gặp nhiều khó khăn.

Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ của các cấp, các ngành ở địa phương đặc biệt là ngành giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp có tính khả thi thì mới ổn định được đội ngũ giáo viên để đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu cũng như bảo đảm chất lượng chuyên môn của mỗi giáo viên. Phát triển đội ngũ giáo viên là yếu tố hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khẳng định điều này sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”.

2.2. Khái quát về Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Định Quán

Trung tâm GDTX huyện Định Quán (trước đây là trường Bồi dưỡng văn hóa nghiệp vụ huyện Định Quán) được thành lập ngày 1/1/1989 do Phòng Giáo dục và Đào tạo Định Quán quản lý. Với chức năng nhiệm vụ là làm công tác thanh kiểm tra chuyên môn, làm công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên từ ngành học mầm non đến tiểu học và THCS. Ngoài ra Trung tâm còn đào tạo hệ bổ túc THCS, THPT cho học sinh, học viên trong và ngoài huyện. Đặc biệt những năm đầu thập kỷ 90, do đội ngũ giáo viên bậc tiểu học của huyện Định Quán thiếu trầm trọng, Trường đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo Định Quán giao cho phối hợp với trường THSP Đồng Nai mở các lớp đào tạo THSP hệ 9+3 và 12+2 tổng số được 7 khoá với trên 500 học viên.

Thực hiện Luật Giáo dục ban hành, để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, học viên, nhân dân các dân tộc của huyện Định Quán cùng các xã lân cận

Một phần của tài liệu ột số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện định quán, tỉnh đồng nai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w