Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề

Một phần của tài liệu ột số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện định quán, tỉnh đồng nai (Trang 91)

xuất

Để khẳng định mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, đề tài sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính toán:

Công thức:

Trong đó: r: Hệ số tương quan

D: Hiệu số thứ bậc của 2 đại lượng so sánh (tính cần thiết và tính khả thi)

N: Số đơn vị được nghiên cứu (số giải pháp)

∑ ∑XX

Bảng 8: Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GDTX huyện Định Quán

TT GIẢI PHÁP Tính cần thiết Tính khả thi D D2

Thứ bậc Thứ bậc

1 Qui hoạch đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển của Trung tâm 148 2,85 1 127 2,44 1 0 0 2 Tuyển chọn, bổ sung giáo viên tuân thủ chính sách ban hành và phù hợp với tình hình của

Trung tâm 143 2,75 2 126 2,41 2 0 0

3 Sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có một cách hợp lý 122 2,35 7 118 2,27 6 1 1

4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy 117 2,25 8 115 2,21 8 0 0

5 Tăng cường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội

ngũ giáo viên 142 2,73 3 125 2,40 3 0 0

6 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phải trở thành một hoạt động phổ

biến trong Trung tâm 133 2,56 5 123 2,37 5 0 0

7 Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ, giáo viên 112 2,15 9 109 2,10 9 0 0

8 Phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên 132 2,54 6 117 2,25 7 -1 1

9 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ 135 2,60 4 124 2,38 4 0 0

X

Áp dụng các chỉ số trên vào công thức tính hệ số, ta có: r = + 0,98

Như vậy, với kết quả hệ số tương quan r = +0,98 cho thấy: mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Định Quán đã đề xuất là tương quan thuận và rất chặt chẽ. Điều đó cũng có nghĩa là giữa tính cần thiết và tính khả thi có sự tương ứng cao và được các chuyên gia đánh giá cao.

Dù mức độ đồng thuận về tính cần thiết và tính khả thi ở cả 9 giải pháp và ở mỗi giải pháp không hoàn toàn trùng khớp, nhưng chỉ số trung bình chung đều từ 2,10 trở lên đối với tính khả thi và từ 2,25 trở lên đối với tính cần thiết. Kết quả đó chứng tỏ các giải pháp đã đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.

Biểu đồ 1: Biểu diễn tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Giải pháp Mức

điểm

Kết luận chương 3

Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Định Quán được xây dựng nhằm tác động vào tất cả các chủ thể của các khâu của quá trình quản lý từ khâu quy hoạch, kế hoạch hoá, xây dựng chế độ chính sách, cơ cấu bộ máy quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá; tác động vào tất cả các thành tố của quá trình phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Định Quán về số lượng, chất lượng, đào tạo - bồi dưỡng, sử dụng, các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Từ đó tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Các giải pháp đó bao gồm: xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung tâm GDTX huyện Định Quán và quy hoạch đội ngũ giáo viên giảng dạy tại Trung tâm GDTX huyện Định Quán theo định hướng chuẩn hoá; xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giáo viên.

Các giải pháp này được thực hiện dưới sự định hướng của các nguyên tắc nhất định đó là: Phải nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và chất lượng; phát huy vai trò chủ động, tích cực của giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tác động vào các khâu của quá trình quản lý; phát huy được tiềm năng của mỗi cá nhân, có tính cụ thể, thiết thực.

Kết quả thăm dò ý kiến của các chuyên viên, cán bộ quản lý, giáo viên đã chứng tỏ rằng các giải pháp mà đề tài đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả thử nghiệm cũng khẳng định các giải pháp do luận văn đề xuất mang lại hiệu quả cao cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Định Quán.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trung tâm GDTX huyện Định Quán là một cơ sở giáo dục có vai trò cung cấp nguồn cán bộ và nguồn nhân lực có tri thức cho huyện Định Quán nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Trong hơn 18 năm qua và trong tương lai Trung tâm luôn phấn đấu cho nhiệm vụ đó, với yêu cầu ngày càng cao hơn, chất lượng ngày càng tốt hơn. Để thực hiện được điều đó, quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp các ngành nói chung, đặc biệt là ngành giáo dục và đào tạo, trong đó các Trung tâm đóng vai trò quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Người chịu trách nhiệm về Trung tâm là cán bộ quản lý cần vận dụng tốt các giải pháp làm sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị mình. Những giải pháp đó được thực hiện đồng bộ song không có nghĩa là ngang nhau. Không thể hy vọng có sự hoàn chỉnh trọn vẹn, do đó để đảm bảo có tính khả thi, cần lựa chọn nhấn mạnh một số giải pháp trong từng thời điểm nhất định, phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan, phù hợp với nội lực và ngoại lực. Với 9 giải pháp đã đề xuất nếu thực hiện đồng bộ và đầy đủ các giải pháp này, tin chắc rằng đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Định Quán sẽ phát triển đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo đủ về số lượng và có chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu phát triển của Trung tâm.

Chúng tôi hy vọng rằng, những giải pháp được nêu ra sẽ gợi ý tham khảo vận dụng cho các Trung tâm khác. Việc thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên chính là khâu đột phá có tính chiến lược trước mắt cũng như lâu dài của các Trung tâm. Đội ngũ giáo viên là lực lượng quan trọng quyết định chất lượng giáo dục, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo đó là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, tạo nguồn nhân lực cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung, thực hiện thành

công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

2. Kiến nghị

2.1. Với Đảng và Nhà nước

Đảng và nhà nước cần có những cơ chế chính sách quan tâm đến ngành học giáo dục thường xuyên, đặc biệt là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

2.2. Với ngành giáo dục - đào tạo

- Đề nghị các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương nhất thiết phải tiến hành đồng bộ ba khâu “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng”.

- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để giáo viên có điều kiện nâng cao chất lượng chuyên môn.

2.3. Với Tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai

- Có chế độ chính sách để khuyến khích các giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ đi đào tạo trên chuẩn, thạc sỹ, tiến sỹ.

- Bổ sung giao thêm biên chế cho các Trung tâm để đáp ứng với chức năng nhiệm vụ và quy mô phát triển.

- Hàng năm ngành giáo dục và đào tạo Đồng Nai cần phải xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên và cung cấp thiết bị giảng dạy mới cho đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX đặc biệt là các giáo viên dạy ở các

Trung tâm GDTX cấp huyện.

2.4. Với các Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị, thành phố ở Tỉnh Đồng Nai

- Xây dựng quy chế nội bộ nhằm động viên, thu hút các giáo viên giỏi để họ chuyên tâm, cống hiến hết khả năng vào hoạt động chuyên môn là điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo của Trung tâm hiện tại cũng như sau này.

- Hàng năm cần có kế hoạch rà sát đội ngũ giáo viên, với những giáo viên tuổi cao, năng lực chuyên môn yếu thì bố trí công việc khác cho phù hợp hoặc đề nghị cấp trên cho nghỉ hưu, đồng thời bổ sung thêm những giáo viên trẻ và có năng lực chuyên môn giỏi về Trung tâm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng. Chỉ thị 40 CT/TW (2004) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001 – 2010.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 43/2000/QĐ - BGD&ĐT về quy chế hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2000.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ nội vụ. Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV.

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001 - 2010”. Hà Nội, 2005.

5. Nguyễn Đức Chính (2005). Chất lượng và kiểm định chất lượng trong cơ sở giáo dục đào tạo. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW6 (khóa IX). Năm 2002. 7. Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW4 ( khoá VII). Năm 1993. 8. Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW2 ( khoá VIII). Năm 2000.

9. Đảng cộng sản Việt Nam. Thông báo số 242-TB/TW. Năm 2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII) về công tác GD&ĐT.

10. Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ X. Năm 2006.

11. Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW8 (khóa XI). Năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT (Nghị quyết số 29-NQ/TW).

12. Đảng bộ tỉnh Đồng Nai. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015. Năm 2010.

13. Đảng bộ huyện Định Quán. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Định Quán lần thứ XI nhiệm kỳ 2010 – 2015. Năm 2010.

14. Nguyễn Minh Đường (1996). Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Chương trình KHCN cấp Nhà nước, 1996

15. Nguyễn Thanh Hoàn. Tạp chí phát triển Giáo dục số 2 năm 2003 16. Trần Bá Hoành. Tạp chí Giáo dục tháng 11 năm 2001

17. Nguyễn Kỳ – Bùi Trọng Tuân. Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục. Hà Nội, 1984

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005). Quản lý nguồn nhân lực. Bài giảng lớp cao học quản lý. Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà nội, 1990 20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 2005.

21. Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. Báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014 và phương hướng năm học 2014-2015.

22. Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Định Quán. Văn kiện Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2010 – 2015và nhiệm kỳ 2015-2017.

23. Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Định Quán. Báo cáo tổng kết từ năm học 2004 – 2005 đến năm học 2013 – 2014 và phương hướng năm học 2014-2015.

24. Trung tâm biên soạn Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Hà Nội, 2000. 25. Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội, 1995

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ của sở GD & ĐT, CBQL và giáo viên )

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở

Trung tâm GDTX huyện Định Quán, tôi đề nghị thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến cá nhân của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô phù hợp với ý kiến của thầy (cô) về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX:

S Tên giải pháp Rất Mức độ cần thiết Mức độ khả thi cần thiết Cần thiết Phân vân Chưa cần thiết Rất khả thi Khả thi Phân vân Chưa khả thi 1 Qui hoạch đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển của

Trung tâm 2

Tuyển chọn, bổ sung giáo viên tuân thủ chính sách ban hành và phù hợp với tình hình của Trung tâm

3 Sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có một cách hợp lý 4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy 5

Tăng cường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

6

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phải trở thành một hoạt động phổ biến trong Trung tâm

7 Chăm lo đời sống, tinh thần, vật chất cho cán bộ, giáo viên 8 Phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên 9 Tăng cường công tác kiểm tra

đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ

Giải thích về nội dung các giải pháp nêu ở bảng trên:

1.Qui hoạch đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển của Trung tâm

- Nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ giáo viên - Xác định các căn cứ và điều kiện để qui hoạch

- Xác định mục tiêu phấn đấu của Trung tâm - Mục tiêu và nhiệm vụ năm học của Trung tâm

- Xây dựng qui hoạch chung cho công tác phát triển đội ngũ - Đề xuất các giải pháp và phân công thực hiện kế hoạch

2. Tuyển chọn, bổ sung giáo viên tuân thủ chính sách ban hành và phù hợp với tình hình của Trung tâm

- Lựa chọn, bố trí, phân công giáo viên phù hợp với nhiệm vụ năm học - Lập kế hoạch tổ chức tuyển chọn

- Lựa chọn giáo viên theo nhu cầu của Trung tâm

3. Sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có một cách hợp lý

- Phân công giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế ở Trung tâm - Phối hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm

- Chỉ đạo phối hợp với chính quyền và các đoàn thể ở địa phương

4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy

- Nâng cao nhận thức cho các bộ giáo viên về công tác đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy và học theo hướng đổi mới - Tăng cường các phương tiện dạy học

5. Tăng cường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

- Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên - Tổ chức cho giáo viên thực tế

- Khuyến khích giáo viên viết chuyên đề sáng kiến theo tinh thần đổi mới

6. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phải trở thành một hoạt động phổ biến trong Trung tâm

- Tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên nghiên cứu khoa học - Hỗ trợ kinh phí và trang thiết bị cho giáo viên

- Thẩm định đánh giá đề tài sáng kiến kinh nghiệm

7. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ, giáo viên

- Thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách

- Tổ chức các buổi tham quan thực tế vào dịp hè, ngày lễ - Quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của giáo viên

- Thực hiện công khai công bằng, đảm bảo chế độ, quyền lợi và nghĩa vụ

8. Phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên

- Tăng cường công tác Đảng trong Trung tâm - Thông qua các tổ chức đoàn thể

Một phần của tài liệu ột số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện định quán, tỉnh đồng nai (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w