- Nhóm nhân tố về khoa học - công nghệ:
Sự phát triển về khoa học công nghệ, những diễn biến về văn hóa có khả năng xảy ra trong thời kỳ quy hoạch sẽ có ảnh hưởng đến nội dung và cơ cấu đào tạo. Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ góp phần làm thay đổi chất lượng GD&ĐT, làm xuất hiện những ngành nghề mới, thu hẹp hay mất đi những ngành nghề đã có.
Công nghệ thông tin và hệ thống phương tiện thông tin đại chúng là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ giáo viên trong công tác học tập, nghiên cứu
và ứng dụng trong công tác giảng dạy.
- Nhóm nhân tố bên trong của giáo dục thường xuyên:
Cấu trúc mạng lưới các loại hình đào tạo, các loại hình cơ sở giáo dục, phương thức tổ chức quá trình đào tạo, thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo, hiệu quả trong và ngoài đào tạo. Nhóm này phản ánh khả năng phát triển của hệ thống GD&ĐT. Trong quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên là nhân tố có vai trò quan trọng. Nếu các loại hình cơ sở giáo dục được phát triển đa dạng, được bố trí hợp lý trên địa bàn lãnh thổ với đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu, đảm bảo chất lượng sẽ là điều kiện để tăng quy mô phát triển giáo dục và đào tạo.
Kết luận chương 1
Trong nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển như vũ bão về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay, các Trung tâm GDTX trở thành cơ sở giáo dục đáp ứng mọi nhu cầu của người học, từng bước xây dựng xã hội học tập, học suốt đời trên địa bàn. Để tổ chức tốt việc dạy học và ứng dụng khoa học - công nghệ trong các Trung tâm GDTX nhất thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp. Đây là yếu tố quyết định đến việc xây dựng các Trung tâm GDTX trở thành
“nơi mà ai có nhu cầu học tập đều tìm thấy ở đó một tổ chức hoạt động giáo dục có nội dung học, hình thức học mà mình hài lòng nhất, giúp mình thêm những hiểu biết cần thiết để hoà nhập với cộng đồng, mưu cầu hạnh phúc”.
Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm của ngành học giáo dục thường xuyên và yêu cầu dạy học; ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong quá trình dạy học và chuyển giao công nghệ; nguồn lực đầu tư; sự tác động từ các yếu tố cơ chế quản lý của ngành và địa phương cũng như sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành liên quan; sự nỗ lực chủ quan của đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm… Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX là một hoạt động phức hợp mang tính khoa học, hệ thống và là yêu cầu cấp thiết đối với các Trung tâm GDTX và các cơ quan quản lý giáo dục.
Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX có ý nghĩa quan trọng: quản lý được nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo - giáo dục thường xuyên, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội trên địa bàn, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong thực tế đời sống và lao động, sản xuất của nhân dân.
Để phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên theo quan điểm, yêu cầu, tham khảo kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của các nước trên thế giới. Thực hiện đồng bộ các khâu từ việc quy hoạch, kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN ĐỊNH QUÁN 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Định Quán
Định Quán là một huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai nằm dọc theo tuyến quốc lộ 20, cách xa trung tâm tỉnh khoảng trên 80 km và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng trên 100 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 966,5 km2, dân số trên 200.000 người có 28 thành phần dân tộc khác nhau cùng chung sống (Kinh, Hoa, Tày, Châu mạ, Khme, Chơ ro. …….). Huyện tiếp giáp với hồ thủy điện Trị An, Rừng Quốc Gia Cát Tiên và có 14 xã, thị trấn. Phía Bắc tiếp giáp với huyện Tân Phú, phía Nam tiếp giáp với huyện Thống Nhất, phía Tây tiếp giáp với huyện Vĩnh Cửu, phía Đông tiếp giáp với huyện Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai và huyện Đức Linh của tỉnh Bình Thuận; là một huyện có tuyến đường giao thông thuận tiện, nhiều tài nguyên khoáng sản và mặt nước hồ Trị An có khả năng phát triển ngành nông nghiệp chăn nuôi. Có thể nói Định Quán là một huyện có tiềm năng phát triển kinh tế thương mại du lịch. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Định Quán khoá XI nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã khẳng định: Kinh tế - xã hội huyện có nhiều chuyển biến, tăng trưởng đáng kể, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân của người dân trên 1000 đô la/ năm. Đảng bộ có truyền thống đoàn kết thống nhất cao, nhân dân cần cù lao động sản xuất. Trong đánh giá phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Đồng Nai thì Định Quán được xếp là huyện có nhiều phát triển. Năm 2014 huyện Định Quán đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS và đang chuẩn bị hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THPT.
Hiện nay quy mô mạng lưới trường lớp từ mầm non đến bậc THPT, giáo dục thường xuyên của huyện được quy hoạch và phát triển. Huyện Định
Quán có 04 trường THPT, 01 trường THCS+THPT, 01 trường THCS+THPT dân lập, 01 Trung tâm GDTX, ngoài ra có 14/14 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Đây chính là một thuận lợi rất lớn để đào tạo nguồn nhân lực cho huyện Định Quán nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung đáp ứng được mục tiêu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, huyện còn gặp một số khó khăn: đó là kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là về giao thông thuỷ lợi; diện tích canh tác nông nghiệp chưa đủ, không thuận lợi cho việc sản xuất tập trung, công nghiệp địa phương còn phân tán, không có các ngành nghề truyền thống. Trên thực tế nhiều xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện đời sống của người dân thu nhập chưa ổn định, văn hoá xã hội chưa bền vững, đặc biệt chất lượng giáo dục đào tạo còn hạn chế. Chính từ tình hình đặc điểm kinh tế - xã hội đó của huyện như vậy đã tác động rất lớn đến nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương, cũng như cán bộ công chức, người lao động trên con đường tạo ra một xã hội học tập. Bên cạnh, đó số lượng học sinh ở bậc THPT ngày càng tăng nên việc đào tạo và dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh cũng chưa được đáp ứng đầy đủ.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở Trung tâm GDTX gặp nhiều khó khăn bất cập, cụ thể việc giảng dạy bố trí không cân đối, có môn thiếu, nhưng có môn thừa. Nhiều bộ môn thiếu như môn Toán, Văn, .... Ở những bộ môn thiếu người, giáo viên đều phải dạy vượt giờ tiêu chuẩn theo quy định, dẫn đến tình trạng giáo viên ít có thời gian nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, ảnh hưởng công tác tự bồi dưỡng, điều đó gây những tác động không tốt đến việc nâng cao chất lượng dạy và học của Trung tâm. Bên cạnh đó nhiều giáo viên trẻ được phân công về công tác tại Trung tâm GDTX chỉ coi đây là những năm tháng phải tập dượt ngắn ngủi, là thời gian
trú chân tạm thời, không xác định rõ động cơ công tác ổn định lâu dài, vì vậy việc quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm GDTX gặp nhiều khó khăn.
Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ của các cấp, các ngành ở địa phương đặc biệt là ngành giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp có tính khả thi thì mới ổn định được đội ngũ giáo viên để đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu cũng như bảo đảm chất lượng chuyên môn của mỗi giáo viên. Phát triển đội ngũ giáo viên là yếu tố hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khẳng định điều này sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”.
2.2. Khái quát về Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Định Quán
Trung tâm GDTX huyện Định Quán (trước đây là trường Bồi dưỡng văn hóa nghiệp vụ huyện Định Quán) được thành lập ngày 1/1/1989 do Phòng Giáo dục và Đào tạo Định Quán quản lý. Với chức năng nhiệm vụ là làm công tác thanh kiểm tra chuyên môn, làm công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên từ ngành học mầm non đến tiểu học và THCS. Ngoài ra Trung tâm còn đào tạo hệ bổ túc THCS, THPT cho học sinh, học viên trong và ngoài huyện. Đặc biệt những năm đầu thập kỷ 90, do đội ngũ giáo viên bậc tiểu học của huyện Định Quán thiếu trầm trọng, Trường đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo Định Quán giao cho phối hợp với trường THSP Đồng Nai mở các lớp đào tạo THSP hệ 9+3 và 12+2 tổng số được 7 khoá với trên 500 học viên.
Thực hiện Luật Giáo dục ban hành, để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, học viên, nhân dân các dân tộc của huyện Định Quán cùng các xã lân cận của các huyện khác tiếp giáp với huyện Định Quán, ngày 23/10/1996 Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định số 5139/QĐ-UBND về việc đổi tên và nâng cấp các trường Bồi dưỡng văn hóa nghiệp vụ huyện, thị, thành phố tỉnh
Đồng Nai thành các Trung tâm GDTX huyện, thị, thành phố trực thuộc quản lý của các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trường Bồi dưỡng văn hóa nghiệp vụ huyện Định Quán nằm trong số đó và được mang tên: Trung tâm GDTX huyện Định Quán, là một cơ sở giáo dục độc lập có con dấu riêng. Chính vì vậy khi được nâng cấp, Trung tâm GDTX huyện Định Quán có rất nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
Cụ thể Trung tâm có một chi bộ Đảng trực thuộc huyện uỷ Định Quán. Có thể nói đó là những thuận lợi rất quan trọng để Trung tâm hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình theo quyết định số 43/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế hoạt động của Trung tâm GDTX
cấp huyện, thị và nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo Đồng Nai giao cho. Từ khi trở thành Trung tâm GDTX đến nay đã hơn 18 năm, quy mô phát triển của Trung tâm ngày càng lớn mạnh. Trung tâm đã từng bước khẳng định bước đi vững chắc của mình bằng việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tạo thuận lợi nên một xã hội học tập, đáp ứng mọi nhu cầu của người học là “Học nữa, học mãi, học suốt đời”. Trên 18 năm Trung tâm đã đào tạo được hàng ngàn học sinh, học viên tốt nghiệp bổ túc THCS, THPT, đào tạo nâng chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc tiểu học, THCS có trình độ THSP 9+3, 12+2 với trên 500 học viên, ngoài ra còn mở các lớp tin học văn phòng, chứng chỉ A, B với hàng ngàn học viên, đối tượng là cán bộ chủ chốt, công chức, viên chức thuộc các cơ quan huyện, các doanh nghiệp; cán bộ các xã, thị trấn và các đối tượng khác trên địa bàn huyện Định Quán. Ngoài ra Trung tâm còn liên kết với các cơ sở giáo dục trên địa bàn Tỉnh đào tạo nghề ngắn hạn cho học sinh, học viên với phương châm “Học đi đôi với hành” để khi học sinh ra trường vừa có học vấn bậc THPT, đồng thời có nghề, bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho địa phương nhất là các xã, thị trấn của huyện Định Quán đang
thiếu cán bộ có trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ và khoa học kỹ thuật, cần thiết cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kết quả giáo dục và đào tạo của Trung tâm trong 3 năm học
Bảng 1: Thống kê chất lượng, hiệu quả đào tạo trong 3 năm học (2011 - 2014) của Trung tâm GDTX huyện Định Quán
Năm học Tiêu chí 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tốt nghiệp THCS 12/12 100 12/12 100 11/11 100 Tốt nghiệp THPT 227/239 95.0 167/232 72.0 219/261 83.9 Tốt nghiệp THCN 93/93 100 66/66 100 60/60 100 HS đỗ THCN 55/227 24.2 40/167 24.0 54/219 24.7 HS đỗ CĐ, ĐH 35/227 15.4 30/167 18.0 35/219 16.0 Tin học A, B 150/165 90.9 145/160 90.6 160/175 91.4 HS giỏi cấp tỉnh 9 18 13 Tổng số 1177 1191 1154
Với kết quả đạt được trong 3 năm học vừa qua Trung tâm GDTX huyện Định Quán được Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai đánh giá là một Trung tâm hoạt động có hiệu quả và dẫn đầu khối ngành học giáo dục thường xuyên huyện, thị tỉnh Đồng Nai.
Tính từ năm 1996 đến nay Trung tâm GDTX huyện Định Quán liên tục được UBND Tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, UBND huyện và Phòng GD&ĐT huyện Định Quán tặng nhiều bằng khen và giấy khen.
Về cơ cấu tổ chức trong năm học 2014 – 2015, Trung tâm có: - Số lượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 18
- Số lượng giáo viên hợp đồng: 58
- Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc.
- Tổ chức Đảng có 01 chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối văn hóa xã hội huyện Định Quán.
Các tổ chuyên môn có 03 tổ: tổ tự nhiên, tổ xã hội và tổ hành chính
Về tổ chức đoàn thể có:
- 01 tổ chức công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành giáo dục và đào tạo Đồng Nai, 01 đoàn cơ sở trực thuộc huyện đoàn Định Quán. - Số lượng học sinh BTVH: 25 lớp với trên 800 học sinh
Để thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Ban giám đốc đã xây dựng kế hoạch mở các lớp liên kết đào tạo, nghề phổ thông, chứng chỉ tin học và ngoại ngữ A, B...
Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với các Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn để tổ chức mở các lớp tập huấn ngắn ngày cho học viên, người lao động về những kiến thức pháp luật và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, nhất là kiến thức khoa học về trồng trọt và chăn nuôi.
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Định Quán huyện Định Quán
2.3.1. Về số lượng
Có thể xem xét số lượng đội ngũ giáo viên qua bảng 2.
Bảng 2: Thống kê chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên 10 năm gần đây
Năm học Số lượng 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 50 50 67 67 67 Biên chế 12 12 12 12 12 Hợp đồng 38 38 55 55 55 Số lớp 14 14 20 20 21 Năm học Số lượng 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 69 63 63 67 71 Biên chế 12 13 13 13 13 Hợp đồng 57 50 50 54 58