Tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu ột số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện định quán, tỉnh đồng nai (Trang 82 - 86)

Chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý. Từ những đặc trưng của kiểm tra có thể định nghĩa về kiểm tra trong quản lý như sau: Kiểm tra trong quản lý là quá trình xem xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý tới một trình độ cao hơn.

Theo định nghĩa này, kiểm tra phải thể hiện rõ 4 bước cơ bản của kiểm tra là: Xác định chuẩn kiểm tra, đo lường việc thực thi các nhiệm vụ (thành tích đạt được ); so sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực; đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.

Sơ đồ 3: Các bước trong quá trình kiểm tra, đánh giá

Quan điểm về kiểm tra đánh giá:

Trong chu trình quản lý chức năng kiểm tra là khâu cuối cùng của công tác quản lý, các nhà quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng phải xác định rõ nhiệm vụ của mình trong công tác kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra, đánh giá quyết định đến thành công, công việc trong một tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo”.

3.2.9.1. Mục tiêu

Nhằm giúp cho mỗi giáo viên thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của Trung tâm, đồng thời đây cũng là nội dung hết sức quan trọng để giúp giáo viên hoàn thiện và phát huy năng lực chuyên môn của mình.

Mục tiêu của kiểm tra: Xác lập chuẩn Đo lường thành tích (TT) So sánh T.T có phù hợp với chuẩn ? Uốn nắn lệch lạc Có thể Không Có Ghi chú: TT – Thành tích 43 Xử lý Phát huy thành tích

- Kiểm tra nhằm phát huy những mặt mạnh của đội ngũ giáo viên, đồng thời phát hiện ra những sai trái, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh để đạt được những mục tiêu mà Trung tâm đề ra.

- Kiểm tra cũng giúp động viên, khen thưởng chính xác những giáo viên có thành tích trong giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học.

- Kiểm tra là “Mối liên hệ ngược” trong chu trình quản lý, do đó điều quan trọng hơn là hình thành nguyên lý tự kiểm tra cho mỗi giáo viên, tạo khả năng cho mỗi giáo viên có thể tự đánh giá, xem xét và tự điều chỉnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.9.2. Nội dung

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của từng giáo viên trong tổ. - Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên như: Chuẩn bị bài của giáo viên; giảng bài trên lớp của giáo viên.

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách đã quy định như giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ theo dõi học sinh học viên, sổ dự giờ, sổ tự học, tự bồi dưỡng…

- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn.

- Dự giờ để kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên theo những tiêu chuẩn quy định.

3.2.9.3. Cách thức thực hiện

- Cần định lượng hóa các nội dung kiểm tra, xác định phương pháp kiểm tra cho phù hợp với thực tiễn và phải xây dựng được tiêu trí đánh giá, các hình thức đánh giá có sự thống nhất công khai trong quá trình kiểm tra.

- Cần có kế hoạch kiểm tra chu đáo, cụ thể và huy động được các tổ chức nòng cốt trong toàn Trung tâm tham gia (tổ chức đoàn thanh niên, công đoàn, thanh tra nhân dân, các giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi ...)

- Có thể kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua các phiếu hỏi, điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp các giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, học viên trong Trung tâm.

- Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá, cần đánh giá đúng, đảm bảo tính khách quan và khoa học, để sử dụng đúng, đồng thời và giúp giáo viên thấy được sự tiến bộ hay bất cập của bản thân qua các năm học.

- Có sự phối hợp kiểm tra chặt chẽ của Ban giám đốc, tổ chuyên môn bằng nhiều hình thức như: Kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo...

3.2.9.4. Điều kiện thực hiện

- Dựa vào kết quả kiểm tra để điều chỉnh những sai lệch trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên, nhằm đảm bảo cho đội ngũ giáo viên luôn vận động, phát triển đi theo đúng mục tiêu đã đề ra.

- Qua kiểm tra, đánh giá rà soát được đội ngũ giáo viên, có thể nắm được năng lực chuyên môn của từng người, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hoặc có thể bố trí những công việc cho phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm.

- Điều chỉnh kịp thời các nguồn lực, các giải pháp và các hoạt động nhằm giải quyết những khó khăn trở ngại trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên.

- Đưa các hoạt động kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thành nề nếp và coi như một quy định không thể thiếu được đối với giáo viên.

- Hoạt động tất yếu của kiểm tra, đánh giá là khen thưởng và kỷ luật, nhằm thúc đẩy những hoạt động tích cực và phòng ngừa những hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

- Thường xuyên phải đẩy mạnh công tác giảng dạy, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên. Việc đánh giá khách quan

kết quả phấn đấu tu dưỡng của giáo viên, tạo môi trường thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

- Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn của đội ngũ giáo viên đó chính là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện được cuộc vận động của ngành giáo dục và đào tạo là “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” hiện nay.

Trên đây là các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GDTX huyện Định Quán. Các giải pháp này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, kết quả của giải pháp này là yếu tố thành công cho các giải pháp khác. Trong khi tiến hành công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cần thực hiện đồng bộ cả 9 giải pháp có như vậy sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo trong các Trung tâm hiện nay.

Một phần của tài liệu ột số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện định quán, tỉnh đồng nai (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w