Tăng cường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu ột số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện định quán, tỉnh đồng nai (Trang 72 - 76)

nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

3.2.5.1. Mục tiêu

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Trình độ năng lực sư phạm của người giáo viên là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, bảo đảm sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

3.2.5.2. Nội dung

Tiến hành xây dựng các nội dung nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống cho đội ngũ giáo viên.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Khuyến khích cán bộ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.

Tự học, tự bồi dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên, nhằm phát triển “Năng lực nội sinh” của từng người, của ngành giáo dục và đào tạo. Trung tâm cần lập kế hoạch cụ thể cử giáo viên đi học tập nâng cao, đi bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng, nhất là những kỹ năng thực hành. Dự kiến sự biến động nhân sự để cử giáo viên đi học, đi bồi dưỡng, đi thực tế đúng đối tượng, đúng trình độ yêu cầu. Lấy tự học, tự bồi dưỡng làm cơ sở chính cho việc nâng cao tri thức, kiến thức, kỹ năng và thái độ, nâng cao năng lực sư phạm của mỗi giáo viên.

Mỗi giáo viên tự lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng trên cơ sở định hướng của tổ chuyên môn, của Trung tâm, lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp tự bồi dưỡng nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu, còn yếu, hoàn thiện những tri thức sẵn có.

Sơ đồ 1: Những nội dung bồi dưỡng Phẩm chất chính trị, đạo đức Năng lực sư phạm Kiến thức ngoại ngữ Kiến thức tin học Các kiến thức hỗ trợ khác

- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ giáo viên:

Nội dung này chỉ có hiệu quả cao khi mỗi giáo viên xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình là một giáo viên công tác tại Trung tâm GDTX, nơi đào tạo nguồn nhân lực cho huyện Định Quán nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Vì vậy công tác bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho giáo viên vừa là mục tiêu nhiệm vụ, vừa là giải pháp để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trung tâm.

Phẩm chất chính trị của người giáo viên cần là: Có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ vững kỷ cương, không cục bộ, bản vị, không tham vọng cá nhân, có lòng vị tha với đồng nghiệp và với học sinh, học viên, sống trung thực, không tham nhũng, không cơ hội, chống mọi biểu hiện cơ hội, tiêu cực, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh, học viên noi theo

Những nội dung bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ giáo viên

- Bồi dưỡng phẩm chất của người công dân: Có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nước, phấn đấu theo lý tưởng của Chủ nghĩa xã hội.

33

- Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo: Yêu nghề, quý trọng đồng nghiệp, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ học sinh, học viên, sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, nêu cao tấm gương nhà giáo ở mọi nơi, mọi lúc.

Việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho đội ngũ giáo viên phải được tiến hành thường xuyên và có kế hoạch chu đáo ngay từng năm học.

Để thực hiện được nội dung này Chi bộ, Ban giám đốc thường xuyên tạo điều kiện và thời gian, kinh phí để tổ chức các lớp học chính trị, tuyên truyền nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Khi đội ngũ giáo viên của Trung tâm đã hiểu thấu được yêu cầu rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong tình hình mới hiện nay thì họ sẽ xác định rõ trách nhiệm rèn luyện, yên tâm với nghề dạy học. Và với mong muốn cùng nhau góp sức xây dựng Trung tâm ngày một lớn mạnh, đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho địa phương.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm:

Để nâng cao năng lực sư phạm, người giáo viên phải nắm chắc được hệ thống tri thức, kỹ năng sư phạm và rèn luyện những phẩm chất đặc trưng của nghề dạy học. Muốn vậy người giáo viên phải tham gia tích cực vào các hoạt động chuyên môn như giảng bài, dự giờ, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra đánh giá, nhận xét... Đây là những hoạt động đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực sư phạm cho từng giáo viên và toàn thể đội ngũ giáo viên.

- Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học:

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đối với mỗi giáo viên cần phải có vốn hiểu biết về ngoại ngữ, điều này giúp cho giáo viên có thể vận dụng vào công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Ngày nay công nghệ thông tin phát triển đã có tác dụng sâu sắc đến mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, giáo dục. Việc bồi dưỡng tin học cho đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng và cần thiết.

Trung tâm tiến hành các giải pháp bồi dưỡng sau:

Tổ chức các lớp tại Trung tâm do giáo viên có trình độ đại học Tin học dạy và kèm cặp.

Đầu tư trang thiết bị, máy vi tính để giáo viên luyện tập, kết hợp lý thuyết với thực hành, từng bước áp dụng phần mềm vào quản lý, dạy - học.

- Bồi dưỡng các mặt khác: Trung tâm cần có kế hoạch bồi dưỡng các kiến thức hỗ trợ khác như: Bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ; bồi dưỡng đại cương về pháp luật; bồi dưỡng về sử dụng thiết bị mới; bồi dưỡng về thông tin và quản lý thông tin; bồi dưỡng về phòng chống các căn bệnh của thế kỷ. Bên cạnh xây dựng những nội dung bồi dưỡng cho giáo viên Trung tâm cần đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng.

Sơ đồ 2: Hình thức bồi dưỡng giáo viên

Bồi dưỡng ngắn hạn Bồi dưỡng thường xuyên Bồi dưỡng tại Trung tâm Xe mi na hội giảng Tổng kết kinh nghiệm Tự học tự bồi dưỡng 35 Hình thức bồi dưỡng

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Làm tốt công tác tổ chức, phổ biến cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ về tầm quan trọng công tác đào tạo bồi dưỡng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi giáo viên phải đưa vào kế hoạch từng học kỳ, từng năm học.

- Thực hiện chế độ động viên khuyến khích linh hoạt, thiết thực, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo giáo viên giỏi, đầu đàn. Tạo thời gian, trợ cấp kinh phí, động viên tinh thần, khen thưởng đề bạt kịp thời những giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Tổ chức cho giáo viên đi giao lưu, tham quan thực tế:

Hoạt động này có ý nghĩa rất thiết thực để cho các giáo viên có dịp đi học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, tạo thêm sự hiểu biết, bổ sung thêm vốn kiến thức, làm cho kiến thức của mỗi giáo viên thêm phong phú, thực hiện phương châm “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, đồng thời làm tốt được khẩu hiệu “Học đi đôi với hành”.

Một phần của tài liệu ột số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện định quán, tỉnh đồng nai (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w