Bố trí khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Môi trường xây dựng (Trang 28 - 30)

Qui hoạch mặt bằng đô thị và bố trí khu công nghiệp trong đô thị có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ môi tr−ờng. Đối với bất kỳ nhà máy nào, khi làm luận chứng kinh tế - kỹ thuật để quyết định đầu t− xây dựng; đều phải quan tâm đến việc bảo vệ môi tr−ờng. Cần phải tiến hành tính toán, dự báo tác động của công trình đó đối với môi tr−ờng, phải đảm bảo trong t−ơng lai khi đ−a nhà máy vào sản xuất thì nồng độ của "nền" ô nhiễm khu vực không đ−ợc v−ợt quá tiêu chuẩn cho phép.

Để giảm bớt vùng ảnh h−ởng của các chất độc hại do nhà máy thải ra, địa điểm xây dựng nhà máy cần đặt cuối h−ớng gió, cuối nguồn n−ớc so với khu dân c−. Các nguồn gây ô nhiễm môi tr−ờng nh− ống khói, các phân x−ởng thải chất độc hại,… cần tập trung để dễ dàng xử lý.

ở n−ớc ta, khi lựa chọn địa điểm xây dựng các nhà máy cũng nh− qui hoạch xây dựng khu công nghiệp tr−ớc đây th−ờng không chú ý đến việc bảo vệ môi tr−ờng, cho nên đ6 gây ra tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng không khí ở các khu dân c−.

Việc chọn lựa và xác định địa điểm xây dựng các nhà máy cũng nh− qui hoạch khu công nghiệp, qui hoạch đô thị ở n−ớc ta đ6 mắc nhiều sai lầm về bảo vệ môi tr−ờng. Sai lầm loại này th−ờng gây ra tác hại rất lớn và rất khó khắc phục.

Đối với các nhà máy đ6 đặt sai vị trí thì tr−ớc hết phải tìm cách giảm bớt công suất nguồn thải chất độc hại, nh− là dùng nhiên liệu dầu khí thay cho nhiên liệu than, dùng dây chuyền sản xuất kín thay cho dây chuyền sản xuất hở, bổ sung các thiết bị lọc, khử chất độc hại hoặc thu hồi chất thải, nâng cao nguồn thải, hoặc thay đổi sản phẩm chế tạo để loại bỏ công đoạn sản sinh chất thải độc hại… Sau khi dùng các biện pháp trên mà vẫn không loại trừ đ−ợc ô nhiễm môi tr−ờng thì phải di chuyển nhà máy đi nơi khác.

Bố trí sắp xếp công trình trong mặt bằng chung của nhà máy, hay khu công nghiệp cần phải đáp ứng một loạt yêu cầu nh− cần phải đảm bảo thông thoáng cho các công trình, cũng nh− không gian nằm giữa các công trình. Hạn chế hay loại trừ sự lan truyền chất ô nhiễm độc hại từ công trình này sang công trình khác. Đáp ứng yêu cầu sản xuất không gây nhiễm bẩn cho bản thân nhà máy, cũng nh− giải quyết vấn đề tổ chức một cách chính xác hệ thống các ống thải khí tập trung, và các trung tâm lấy gió vào của các hệ thống thông gió.

Để đạt đ−ợc các yêu cầu nêu trên cần tuân theo các nguyên tắc sau đây khi thiết kế mặt bằng chung cho khu công nghiệp và nhà máy:

- Hợp khối trong thiết lập mặt bằng chung

- Phân khu theo các giai đoạn phát triển nhà máy hợp lý - Tập trung hoá các hệ thống đ−ờng ống công nghệ

- Bảo đảm đủ diện tích cây xanh mặt n−ớc và thông thoáng trong khu vực nhà máỵ

Phân khu sử dụng trong nhà máy cần phải tồn tại trong suốt quá trình phát triển nhà máỵ Xếp đặt bố trí các thiết bị công nghệ cũng nh− các bộ phận phụ trợ của nhà máy dựa trên công năng sử dụng của chúng. Cần phải phân thành khu hành chính, khu sản xuất, khu phụ trợ sản xuất và khu kho tàng. Trên mặt bằng chung, các công nghệ nên đặt song song giữa chúng với nhau và vuông góc với khu dự trữ phát triển của nhà máỵ Điều đó bảo đảm khi xây dựng mở rộng không ảnh h−ởng đến khu vực sản xuất, cho phép tập trung hệ thống giao thông vận tải và hệ thống năng l−ợng, đảm bảo điều kiện thuận lợi khi khai thác nhà máy cũng nh− dễ dàng tập trung các nguồn thải, thiết bị làm sạch, hệ thống thông gió và thiết bị kiểm tra, kiểm soát và báo động ô nhiễm môi tr−ờng.

Để bảo đảm điều kiện thông gió tự nhiên cho khu nhà máy nên phân chia mặt bằng chung thành các ô vuông, thành các khối và các nhóm công trình. Khu công nghiệp có một số công trình có chiều cao nhà khác nhau thì nên đặt các nhà thấp ở đầu gió. Nếu ở địa điểm xây dựng không có h−ớng gió chính, tần suất gió thổi ở các h−ớng xấp xỉ nhau thì nên đặt các nhà nhiều tầng nằm ở giữa khu công nghiệp.

Việc mở rộng sản xuất hay mở rộng khu nhà máy chỉ đ−ợc tiến hành khi đ6 tính toán dự báo đảm bảo tổng chất ô nhiễm thải ra không v−ợt quá trị số cho phép, tức là có biện pháp kèm theo để giảm nguồn gây ô nhiễm của nhà máỵ

Nhà hành chính và phục vụ công cộng của nhà máy cần đ−ợc bao bọc xung quanh bằng các dải cây xanh để ngăn ngừa ảnh h−ởng của hơi độc hại, bụi khói và tiếng ồn, cũng nh− giảm bức xạ mặt trờị Cũng nên có khoảng cách giữa các dải cây xanh dày đặc là để bảo đảm sự thông thoáng. Khi trồng cây xanh ở trong

nhà máy nên chọn loại cây có tính năng ngăn ngừa ô nhiễm không khí, đồng thời có khả năng sống và phát triển trong môi tr−ờng có ô nhiễm ở khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Môi trường xây dựng (Trang 28 - 30)