- Ô nhiễm do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
7.2.1. Vấn đề dự báo ô nhiễm môi tr−ờng
Trong thời kỳ đô thị hoá công nghiệp hóa ngày nay của Việt Nam, để đánh giá đ−ợc tác động của hoạt động một công trình xây dựng, một dự án, hoặc qui hoạch các khu công nghiệp, lớn hơn nữa là qui hoạch vùng, dự báo ô nhiễm môi tr−ờng là một vấn đề rất quan trọng trong việc bảo vệ môi tr−ờng. Bởi vì dự báo ô nhiễm môi tr−ờng sẽ giúp cho các nhà đầu t−, các nhà xây dựng và các nhà quản lý biết đ−ợc mức độ ô nhiễm và ảnh h−ởng của công trình xây dựng, trong hàng rào và ngoài khu vực xung quanh, từ đó định h−ớng (hoặc có thể khẳng định) đ−ợc các ph−ơng pháp, các loại thiết bị sẽ đ−ợc sử dụng để xử lý bảo vệ môi tr−ờng nh−:
- Xử lý n−ớc thảị - Xử lý khí thảị - Chống tiếng ồn. - Xử lý chất thải rắn.
ở Việt Nam hiện nay, việc dự báo cụ thể cho từng yếu tố của môi tr−ờng nh− sau:
1. Đối với môi tr−ờng không khí
Sử dụng mô hình toán học của Gauss hoặc Berliand để tính toán dự báọ Ví dụ, với số liệu nguồn thải, số liệu khí t−ợng của khu vực dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn - Thái Nguyên, bằng mô hình của Gauss chúng tôi đ6 dự báo ô nhiễm môi tr−ờng không khí xung quanh khi nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động với các tr−ờng hợp các ống khói có chiều cao khác nhau: h = 90m; 100m; 110m; 120m; 130m; 140m và 150m (H7.1). So sánh kết quả tính toán với tiêu chuẩn Việt Nam, đánh giá mức độ ô nhiễm và từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ môi tr−ờng cho khu vực.
2. Đối với môi tr−ờng n−ớc
Nh− đ6 nói trong phần 4.3 (ch−ơng IV), các nguồn gây ô nhiễm môi tr−ờng n−ớc chính là:
- N−ớc thải công nghiệp - N−ớc thải sinh hoạt
- N−ớc thải từ các bệnh viện - N−ớc m−a chảy tràn
- N−ớc thải từ các nguồn khác
Với một công trình xây dựng, khi thiết kế công trình phải chú ý đến vấn đề xử lý n−ớc thải sơ bộ nh− sau:
- Một cơ sở công nghiệp: Phải nắm đ−ợc thành phần n−ớc thải của từng ngành sản xuất (nh− đ6 nêu trong ch−ơng IV), từ đó đ−a ra loại hình xử lý. Nếu sử dụng ph−ơng pháp xử lý hoá học thì phải chuẩn bị một diện tích mặt bằng từ 100 đến 300m2 đất, nếu sử dụng ph−ơng pháp xử lý bằng sinh học thì phải chuẩn bị một diện tích mặt bằng từ 500 đến 600m2 đất.
- Nếu công trình xây dựng là một khu dân c−, điều bắt buộc là phải có hệ thống xử lý n−ớc thảị Ví dụ, ở Hà Nội hệ thống xử lý n−ớc thải sinh hoạt cho khu tập thể Kim Liên theo tính toán công suất là 3800 m3/ngày đêm, diện tích hợp khối là 800 đến 900m2 đất, nếu kể cả diện tích cây xanh thì diện tích tổng thể của khu vực xử lý n−ớc thải ở đây là 1,8ha đất. Hệ thống xử lý n−ớc thải sinh hoạt cho khu tập thể Trúc Bạch theo tính toán công suất là 2500m3/ngày đêm, diện tích hợp khối là 600 đến 650m2 đất, nếu kể cả diện tích cây xanh thì diện tích tổng thể của khu vực xử lý n−ớc thải ở đây là 1,5 ha đất.
Hình 7.1. Dự báo nồng độ khí SO2 từ ống khói nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn – Thái nguyên thải ra khu vực xung quanh (trong mùa hè)