Phạm vi ứng dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ sửa chữa ô tô (Trang 31 - 32)

Mạ điện đợc sử dụng rộng rãi để hồi phục các chi tiết có hao mòn không lớn. Trong quá trình mạ, chi tiết không bị đốt nóng nhiều, không làm thay đổi cấu trúc và tính chất của kim loại chi tiết. Lợng d gia công rất nhỏ so với khi hàn. Độ cứng của lớp mạ phụ thuộc vào chế độ và kim loại mạ.

Mạ crôm và mạ thép đợc ứng dụng phỏ biến nhất để hòi phục chi tiết, sau đó ít hơn là mạ đồng, mạ niken và mạ kẽm.

2. Các phơng pháp mạ điện

a. Mạ crôm

Mạ crôm khác các qua trình mạ khác về thành phần chất điện phân cũng nh điều kiện diễn ra quá trình. Chất điện phân ngời ta sử dụng là oxit cromic (dung dịch anhydric cromic). Khi mạ điện đa số kim loại ngời ta sử dụng dung dịch muối của chúng. Mạ crôm tốt chỉ nhận đợc khi có các ion SO42- hay hay F2- ở một tỷ lệ nhất định và với anôt không hoà tan (chì - ăngtimoan). Quá trình mạ crôm ảnh hởng rất lớn bởi tỷ lệ nồng độ giữa anhydric cromic và axit sunfuric và nó phải nằm trong khoảng từ 90 – 120. Trong trờng hợp này dòng điện sẽ có hiệu suất lớn nhất.

Nồng độ của anhydric cromic trong dung dịch có thể thay đổi trong khoảng đủ rộng. Tuy nhiên nếu tăng nòng độ khi các điều kiện khác nh nhau thì hiệu suất của dòng điện sẽ giảm. Vì vậy trong thực tế ngời ta sử dụng phổ biến dung dịch điện phân có nòng độ CrO3 từ 150-350 g/lít.

b. Mạ thép

Mạ thép có nhiều u điểm so với mạ crôm:

- Vận tốc mạ théo lớn hơn mạ crôm vì đơng lợng điện hoá của nó (1,042g/A.h) lớn hơn ba lần so với mạ crôm (0,324g/A.h)

- Hiệu suất dòng điện (80-90%) lớn hơn ba lần so với mạ crôm

- Có thể nhận đợc lớp mạ dày (lớn hơn 1mm) với tính chất cơ học tốt, còn vật liệu để chuẩn bị chất điện phân rẻ và dễ tìm.

Mạ thép trong dung dịch muói của nó (sunfat và clorua) có phân cực ca tôt. Dung dịch mạ thép có thể chia thành 2 nhóm: nóng và nguội.

Dung dịch mạ nóng (t0>500C) không thuận tiện trong sử dụng tuy nhiên chúng đợc sử dụng rộng rãi vì năng suất cao.

Dung dịch mạ nguội không có đặc điểm nh dung dịch mạ nóng nhng chúng bền vững hơn và ít bị oxi hoá.

Anôt để mạ thép thuộc loại hoà ta nvfa chế tạo bằng thép ít C. Để dung dịch khỏi bẩn ngời ta dùng vỏ bọc bằng sợi tuỷ tinh hay sợi len.

c. Mạ niken

Mạ niken đợc sử dụng rộng rãi với mục đích bảo ệ, trang trí cũng nh để tăng độ chống mòn của một số chi tiết.

Dung dịch mạ có công dụng chung đợc sử dụng rộng rãi nhất có thành phần sau: 200-300 g/l NiSO4.7H2O; 120-160 g/l Na2SO4; 25 g/l NiCl2; 45 g/l H3BO3; 2,5 g/l NaF; pH = 3,5-5. Chế độ mạ: t= 55-60oC; Dk = 8-12 A/dm3.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ sửa chữa ô tô (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w