Đánh bóng xylanh nhằm đạt đợc độ bóng cần thiết do nguyên công doa khó có thể đạt đợc độ bóng cao theo yêu cầu.
Việc đánh bóng xylanh có thể đợc thực hiện thông thờng bằng phơng pháp mài khôn.
Đầu mài khôn gồm một giá, trên đó gá tự do 4 ữ 6 thanh đá mài 2; đầu mài lắp tự lựa trong xylanh; khớp các đăng 4 nối trục dẫn động 5 với đầu mài.
Trong qua trình mài, đầu mài thực hiện đồng thời chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay, khi quay nhờ lực ly tâm các thanh đá bung ra ép vào thành xtlanh tạo nên lực cắt của đá.
Trớc khi mài cần điều chỉnh độ ép ban đầu của đá trên thành xylanh khá nhẹ theo quy định tổn thất áp suất của thiết bị. việc điều chỉnh đợc thực hiện bằng cách vặn các vít côn 3 trên trục đầu mài.
Hành trình tịnh tiến đầu mài đợc điều chỉnh sao cho thanh đá nhô ra khỏi 2 đầu xylanh từ (0,2 ữ 0,3) chiều dài đá, tránh tình trạng hình dạng xylanh bị loe hoặc hình tang trống.
Để đảm bảo làm mát, tẩy rửa hạt mài và làm tăng độ bóng, trong khi đầu mài làm việc có 1 hệ thống thờng xuyên phun dung dịch Na2CO3 3 ữ 5% hoặc hỗn hợp 15% dầu nhờn + 85% dầu điêzen lên thành xylanh.
Do không thể điều chỉnh đợc lợng mài , nên sau vài phút phải dừng lại và kiểm tra kích thớc xylanh một lần.
Yêu cầu kỹ thuật của xylanh sau khi đánh bóng:
- Khe hở lắp ghép pitton – xylanh: 0,02
ữ 0,03 mm cho động xăng và 0,05 ữ 0,08 mm cho động cơ điêzen
- Độ bóng bề mặt: 0,32 ữ 0,08 (∇9 ữ ∇11) - Độ côn méo: ≤ 0,02 mm
Lót xylanh ớt khi hết cốt sửa chữa đợc thay thế bằng lót mới, khi thay phải chú ý kiểm tra độ dôi mặt đầu lót so với mặt thân máy trong phạm vi 0,2 ữ 0,3 mm, đồng đều giữa tất cả các xylanh.
Đối với lót xylanh khô đã hết cốt sửa chữa phải thay mới, quy trình công nghệ thay lót nh sau:
- Doa hết lót cũ
- Đánh bóng lỗ trên thân
42
Hình 99. Đánh bóng xy lanh 1. vòi phun dung dịch; 2. đá đánh bóng; 3. côn điều chỉnh đá; 4. khớp nối; 5. trục
- Chế tạo lót mới, tiện và đánh bóng mặt ngoài lót; ép lót vào thân máy - Doa và đánh bóng lót mới
Các tiêu chuẩn kỹ thuật gia công cũng tơng tự nh trên.
II. Sửa chữa các chi tiết chuyển động của cơ cấu Trục khuỷu – Thanh truyền