Mạ hoá niken

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ sửa chữa ô tô (Trang 32 - 33)

Mạ hoá ni ken là quá trình công nghệ để nhận đợc lớp mạ cứng và chịu mòn. Qua strình công nghệ không sử dụng dòng điện và dựa trên cơ sở hồi phục các ion Ni nhờ hipofotfit (MH2PO2). Ưu điểm chính của mạ hoá Ni là có thể nhận đơc lớp mạ đều đặn trên toàn bộ chi tiết có hình dáng phức tạp. Lớp mạ đó sau khi ram ở nhiệt độ 400oC có thể nhận đợc độ cứng cao 9000-9500Mpa và độ chống mòn lớn.

Trong thực tế ngời ta sử dụng dung dịch axit và dung dịch kiềm để mạ

Mạ hoá đợc thực hiện trong bể mạ bằng sứ, bằng thuỷ tinh hay bể trángmen. Quá trình mạ kéo dài trong khoảng thời gian 60 phút ở nhiệt độ 90-92oC.

e. Mạ đồng

Mạ đồng dùng để bảo vệ các phần rieng rẽ của chi tiết khi hoá nhiệt luyện khỏi bão hoà C, cũng nh với mục đích chống gỉ, dùng làm lớp mạ lót để lót để mạ Cr. Chiều dày lớp mạ nằm trong khoảng 10-30àm.

Chất điện phân mạ theo thành phần chialàm hai loại: dung dịch mạ axit và dung dịch mạ xianua. Dung dịch mạ axit có thành phần đơn giản và ổn định tong làm việc, có hiệu suất dòng điện gần 100% nhng khả năng tán xạ thấp và lớp mạ bám không tốt với thép và gang.

Dung dịch xianua có khả năng tán xạ cao hơn, có thể nhận đợc lớp mạ đồng có cấu trúc nhỏ hạt, có độ bám tốt với thép và gang.

Anôt thuộc loại có cực hoà tan và đợc làm bằng đồng nguyên chất.

f. Mạ kẽm

Mạ kẽm đợc dùng với mục đích chống gỉ. Mạ kẽm những chi tiết bám chặt làm tăng đáng kể độ bền lâu của nó.

Dung dịch mạ kẽm cũng có hai loại: dung dịch mạ axit và dung dịch mạ xianua. Dung dịch axit có hiệu suất dòng điện cao (96-98%) nhng khả năng tán xạ không lớn.

Dung dịch xianua có khả năng tán xạ cao hơn nhng hiệu suất dòng điện thấp (70- 75%) và rất độc.

Anôt để mạ kẽm thuộc loại cực hoà tan và đợc chế tạo từ các tấm kẽm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ sửa chữa ô tô (Trang 32 - 33)