Hình phạt tù: Các tội quy định mức hình phạt từ 3 tháng đến 10 nă mở

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 33 - 36)

các tội quy định tại Điều 203, 204; Mức phạt 1 năm đến 3 năm ở tội quy định tại Điều 205; còn Điéu 202 quy định từ 6 tháng đến 15 năm; Điều 207 từ 3 tháng đến 20 năm; riêng tội quy định tại điều 206 quy định mức phạt từ 1 năm đến 20 năm hoặc chung thân; Ngoài ra còn quy định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, công việc nhất định từ 1 đến 5 năm tại các Điều 202, 203, 204, 205. Sở dĩ có quy định này là vì nếu như họ vẫn hành nghề hoặc làm công việc có liên quan thì khả năng họ sẽ tiếp tục vi phạm những quy định về TTATGTĐB và gây hại cho người khác sẽ xảy ra cho nên đây là quy định mang tính chất dự liệu, phòng ngừa đối với những hành vi vi phạm.

1.1.6.2. Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực an toàn gmo thôngđường bộ. đường bộ.

Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ được hiểu là hậu quảcủa hành vi vi phạm pháp luật hành chính vê trật tự an toàn giao thông đường bộ và được thể hiện trong việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do pháp luật hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định.

Cơ sở để áp dụng TNHC trong lĩnh vực TTATGTĐB là hành vi vi phạm quy định pháp luật Hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB .

Theo quy định tại khoản 2 Điểu 1 của Nghị Định số 152/ CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB thì vi phạm hành chính (VPHC) được hiểu là:

“Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ được hiểu là những hành vi của các cá nhân, tổ chức vi phạm quỵ định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách c ố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB được cấu thành bởi các yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt chủ thể, mặt khách thể.

+ Mặt khách quan: Là HVVP các quy định quản lý hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 1 của nghị định 152/2005/NĐ- CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực TTATGTĐB:

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB bao gồm: Các HVVP quy tắc giao thông đường bộ; Các HVVP quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Các HVVP quy định vẻ người điều khiển phương tiện tham gia giao

thông đường bộ; Các HVVP quy định về vận tải đường bộ; Các HVVP khác có liên quan đến giao thông đường bộ.

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB được thể hiện dưới dạng các vi phạm như sau:

- Vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ như: Vi phạm việc chấp hành báo hiệu đường bộ, vi phạm viộc sử dụng làn đường, vi phạm tốc độ xe và khoảng cách xe...

- Vi phạm các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như: Vi phạm đất dành cho đường bộ, vi phạm việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...

- Vi phạm các quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ như: Vi phạm các điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, vi phạm việc cấp và thu hồi đăng ký và biển xe cơ giới, vi phạm việc bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

- Vi phạm các quy định về người điều khiển phương tiộn tham gia giao thông đường bộ: Điều kiện của người lái xe cơ giới tham gia giao thông...

- Vi phạm các quy định về các thể lệ hành chính trong lĩnh vực vận tải giao thông đường bộ là việc vi phạm về các quản lý các đối tượng tham gia giao thông đường bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể như: không có giấy phép lái xe hoặc lái xe không phù hợp với loại phương tiện đang điều khiển...

- Vi phạm các quy định về thể lệ vận tải đường bộ như việc chuyên chở hàng hóa, hành khách không đúng quy định, vượt quá số ghế...

Có thể thấy các hành vi thể hiện dưới các dạng nêu trên so với các quy định về tội phạm trong lĩnh vực TTATGTĐB quy định trong Bộ luật hình sự thì thường là những hành vi ít nguy hiểm hơn cho xã hội và công dân. Vì vậy các hành vi này chỉ bị truy cứu TNHS nếu hành vi đó đã bị xử lý hành chính hoặc

nếu chưa bị xử lý hành chính thì hậu quả cùa hành vi đó gây ra là nghiêm trọng.

Mặt khách quan của cấu thành hành vi VPHC vé TTATGTĐB không bắt buộc hậu quả phải có dấu hiệu thiệt hại như: HVVP về tốc độ, giấy phép lái xe...

Bên cạnh đó một số những hành vi quy định trong luật này cấu thành pháp lý của nó dấu hiệu bắt buộc phải là thiệt hại xảy ra ví dụ như: hành vi cá nhân hay tổ chức có HVVP vẻ sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ hậu quả của nó là làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông hoặc làm che khuất tầm nhìn của người điêu khiển phương tiện tham gia giao th ô n g ...

Mặt chủ quan: Là những HVVP quy định pháp luật vẻ TTATGTĐB của cá nhân, tổ chức dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý

M ặt khách thể: Là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB bảo vệ.

Chủ thể: áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực TNHC, có HVVP hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB; Đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Viột Nam có HVVP hành chính về TTATGTĐB thì chịu trách nhiệm như công dân, tổ chức, cơ quan của Việt Nam trừ trường hợp trong các Điều ước Quốc tế mà nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 33 - 36)